III Cơ cấu theo trình độ chuyên
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY
3.3. Một số kiến nghị
- Đối với Trung ương
Ở cấp độ vĩ mơ, với vai trị quản lý, xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật,… các Bộ, ngành như: Bộ Lao động & Phúc lợi xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp,… cần phối hợp để có những chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực khu vực nơng thơn, qua đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động nơng thơn tạo việc làm. Một số nội dung cụ thể, Chính phủ có thể thực hiện như:
Chính phủ cần giao cho Bộ Lao động & Phúc lợi xã hội khảo sát nhu cầu và đánh giá thách thức mà người lao động nông thôn miền núi sẽ phải đối mặt để xây dựng kế hoạch tạo việc làm. Qua đó, hỗ trợ đúng và trúng cho người lao động nông thôn miền núi, hơn nữa những thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng, ban hành các chính sách và kế hoạch tạo việc làm cho Quốc gia.
Lồng ghép chính sách tạo việc làm cho lao động nơng thơn với chính sách phát triển của các ngành/lĩnh vực.
Cần thường xuyên nghiên cứu phân tích đánh giá sâu về hiệu quả các chính sách việc làm đối với đối tượng lao động nơng thơn để qua đó rút kinh nghiệm và hồn thiện chính sách.
- Đối với tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục giao nhiệm vụ cho Sở Lao động & Phúc lợi xã hội tỉnh Xayyabouly, chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và có những chương trình riêng biệt hỗ trợ đối với đối tượng lao động nông thôn. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tuyên truyền và phổ biến kiến thức hướng nghiệp cho các đối tượng là học sinh ngay từ trong nhà trường và lập những đề xuất để phát triển hơn nữa các cơ sở dạy nghề cho người lao động,
trong đó đặc biệt có chú ý đối tượng là người lao động nông thôn.
- Kiến nghị với các cấp địa phương
Đối với các cấp từ tỉnh đến xã, phường, huyện của tỉnh Xayyabouly là đầu mối trong việc triển khai các chính sách đến người lao động nơng thơn miền núi. Cần quán triệt các nội dung trong các chính sách tạo việc làm từ cấp Trung ương, cấp tỉnh đến cấp tỉnh ban hành. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao động việc làm của người lao động nơng thôn miền núi một cách kịp thời để nắm được nhu cầu của người lao động nông thôn miền núi; Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác định đối tượng khơng có việc làm, thiếu việc làm, đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất,... Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới khơng có việc làm, thiếu việc làm và lập danh sách những người cần giải quyết việc làm.
Nghiên cứu để ra những giải pháp để pháp huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm.
Chủ tịch UBND tỉnh Xayyabouly có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình giải quyết việc làm, có thể lập quỹ hỗ trợ việc làm để trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện. Những vấn để trọng tâm trong việc xây dựng chương trình việc làm, bao gồm:
Tăng cường sự hợp tác, tìm kiếm đối tác là những doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động về hoạt động tại địa phương. Kiến nghị với cấp trên đẩy mạnh hoạt động trao đổi lao động, tạo mối quan hệ hợp tác về lao động với các nước, tổ chức, doanh nghiệp cần sử dụng lao động ở nước ngoài. Hướng vào các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Hỗ trợ người lao động trước và sau khi xuất khẩu lao động trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là đối với người lao động gặp rủi ro trong xuất khẩu lao động.
Đối với người lao động
Bản thân người lao động nơng thơn miền núi nói chung phải chú trọng phát triển: chun mơn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng giao tiếp, ngoại
ngữ, vi tính,… Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học phù hợp để học. Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần khuyến khích phát huy khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.
Cần tích cực tham gia đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ, có thể tìm kiếm được việc làm và tự tạo việc làm. Khuyến khích các lựa chọn thuộc các ngành cơng nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ. Nâng cao nhân thức giáo dục, tư tưởng về học nghề và việc làm, chủ động trong việc tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia các khóa học do địa phương tổ chức. Đặc biệt, những lao động thuộc khu vực làm nghề thủ công truyền thống, cần xem xét làm thủ tục để được hỗ trợ tín dụng, vay vốn sản xuất để tự tạo việc làm thơng qua phát triển kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho chính bản thân và tạo nhiều việc làm cho địa phương.
- Đối với cơ quan có liên quan:
+ Ngân hàng chính sách xã hội: Thực hiện cho vay vốn đối với lao động
nơng thơn miền núi học nghề có nhu cầu vay vốn từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành, thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn khởi nghiệp từ quỹ quốc gia về việc làm theo cơ chế cho vay giải quyết việc làm hiện hành
+ Các tổ chức chính trị - xã hội: UBMTTQ, LĐLĐ, Đồn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ: Lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề, phối hợp giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn miền núi tại các xã.
KẾT LUẬN
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Xayyabouly. Trong bối cảnh tốc độ đơ thị hóa nhanh và mạnh, nếu số lượng việc làm không được tạo ra đầy đủ, chất lượng việc làm không cao sẽ kéo theo các hệ lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói,... Các chính sách tạo việc làm đã được triển khai nhiều trong những năm vừa qua, song hiệu quả đem lại vẫn còn hạn chế. Do vậy, tạo việc làm cho lao động nông thôn miền núi luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ cấp bách đặc biệt, cần xác định rõ những yếu tác động đến tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn miền núi.
Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, tạo việc làm cũng như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nơng thơn miền núi. Phân tích thực trạng chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm, những yếu tố tác động đến việc làm bao gồm: Hệ thống chính sách việc làm; Mức độ phát triển của các doanh nghiệp khu vực nông thôn miền núi; Mức độ phát triển các ngành ở khu vực nông thôn; Công tác dạy nghề, nâng cao trình độ của lao động; Hoạt động của thị trường lao động; Mức độ mở rộng xuất khẩu lao động; Yếu tố từ bản thân người lao động và các yếu tố khác. Một số kết quả tạo việc làm như: hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; Quỹ QGVVL giải quyết cho lao động có việc làm; Tạo việc làm thơng qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã triển khai dạy nghề, có trên 60% lao động nơng thơn miền núi làm đúng với nghề được đào tạo, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt trên 70%. Sau khi học nghề, có nhiều lao động có việc làm thơng qua thành lập được tổ hợp tác, doanh nghiệp, trên 50% số lao động học nghề tự tạo việc làm, trên 10% số lao động học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng; Tạo việc làm thông qua
hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo chỗ làm việc mới thu hút nhiều lao động tham gia.
Luận văn đã phân tích tác động của một số yếu tố đến tạo việc làm và chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ giáo dục của người lao động đến khả năng có việc làm ở nơng thơn miền núi. Các chương trình tạo việc làm đã giúp người lao động có được việc làm và phát triển số doanh nghiệp trên địa bàn khu vực nơng thơn miền núi đóng vài trị quan trọng tạo ra việc làm mới cho khu vực này. Đầu tư, tăng trưởng luôn mang lại công ăn việc làm cho người dân, là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo và giải quyết việc làm, đây cũng sẽ là thách thức khi mà số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn rất thấp ở khu vực nông thơn miền núi; Q trình đơ thị hóa, hình thành các khu cơng nghiệp mở ra cơ hội việc làm cho lao động nói chung và lao động nơng thơn miền núi nói riêng. Nhưng đây chính là những thách thức đối với lực lượng lao động ở nông thôn miền núi vừa thiếu về kinh nghiệm và hạn chế về trình độ trước những địi hỏi u cầu của cơng việc mới. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly bao gồm: Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội, Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thơng đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định; Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn miền núi; Tăng cường thông tin thị trường lao động và tun truyền chính sách việc làm, theo đó hồn thiện hệ thống giao dịch chính thức trên thị trường lao động; Nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm tỉnh; Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ Tỉnh đến quận, huyện, xã, phường;... tạo điều kiện mở rộng thông tin kết nối việc làm. Đồng thời, luận văn đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước; Chính quyền tỉnh Xayyabouly; Các cấp địa phương và kiến nghị đối với người lao động.
Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong tương lai, tác giả mong muốn có cơ hội khắc phục được một số hạn chế của luận văn. Cụ thể, cần tìm cách phân tích phù hợp để có thể đồng thời xem xét sâu hơn các yếu tố từ cả hai phía
cung và cầu lao động tác động đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly. Trong điều kiện cho phép, có thể nghiên cứu sâu mức độ gia nhập của các doanh nghiệp theo ngành ở khu vực nơng thơn miền núi theo thời gian, lượng hóa được tốc độ đơ thị hóa đối với việc làm, đo lường được sự mở rộng quy mô cung lao động nông thôn miền núi, nghiên cứu nhiều hơn thông tin về lao động tự tạo việc làm,… Những thông tin cụ thể hơn sẽ giúp cho tỉnh Xayyabouly có cơ sở tin cậy phục vụ hoạch định chính sách phát triển nhân lực, kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly nói chung.
1. Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào (2018), Quyết định số 98/QĐ-LĐPLXH: Về
việc ban hành chương trình cơng tác lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội năm 2018.
2. Chính Phủ Lào (2010), Nghị định số: 26/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Người Lào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Chu Tiến Dũng (2001). Việc làm ở nông thôn, Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hội đồng Nhân dân tỉnh Xayyabouly (2020). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Xayyabouly 5 năm 2021-2025, Xayyabouly
5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình Phát triển nơng thơn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2004). Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình
đơ thị hố cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Lao động- Xã hội, 246
(9): 15-18.
7. Nguyễn Lâm Hòe (1998). Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 121-135.
8. Nguyễn Minh Phương (2011). Chính sách lao động - việc làm từ góc độ kinh tế vĩ
mơ, Tạp chí Tài chính điện tử số 96(6): 25-31.
9. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007). Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (1998). Giáo trình Kinh tế lao động, NXB
Giáo dục, Hà Nội, tr.262.
11. Tống Văn Chung (2000). Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Triệu Đức Hạnh (2012). Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao
động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thái
Nguyên, 175 tr.
13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Xayyabouly (2020). Chương trình giải quyết việc làm của
tỉnh Xayyabouly giai đoạn 2021 - 2025, Xayyabouly.
14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Xayyabouly (2020). Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2025, Xayyabouly.
15. Vũ Thị Ngọc Phùng (2008). Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.