Nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 113 - 114)

III Cơ cấu theo trình độ chuyên

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY

3.2.7. Nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn

Chính sách hỗ trợ cho người lao động nơng thơn miền núi tỉnh Xayyabouly đã làm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thốt nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên chưa có cơ chế cho kéo dài thời gian trả nợ đối với hộ vay vốn đã được gia hạn nợ hết thời gian tối đa theo quy định nhưng vẫn chưa thoát nghèo; phối hợp hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đối với các khoản vay sản xuất còn mờ nhạt...

Một là, tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu

quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành; Rà soát chỉnh sửa, bổ sung chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 12-CT/TW Lào và nâng cao vai trò,

trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao

chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, cơng tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn...

Bốn là, nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực để thực hiện tín

dụng chính sách xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng và có trách nhiệm trong việc hồn trả vốn vay.

Năm là, rà sốt, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ

hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ

chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bảy là, tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ;

đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tám là, phối hợp hiệu quả giữa các hoạt động khuyến công, khuyến nông,

khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách.

Chín là, thực hiện tốt cơng tác truyền thơng về tín dụng chính sách, đặc biệt

những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát.

Mười là, sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công, nguồn

vốn sự nghiệp trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mười một là, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm,

cho vay đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, duy trì và phát triển được nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được vay vốn đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

Mười hai là, Tích cực tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh thu

hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất trên địa bàn tỉnh; tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông như: Giày da, dệt may, chế biến nơng lâm sản.

Mười ba là, Huy động, khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần kinh tế

sử dụng nguồn vốn tích lũy đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và thu hút thêm lao động.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w