III Cơ cấu theo trình độ chuyên
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Xayyabouly trước hết cần quan tâm đến giảm cung lao động đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động. Chất lượng nguồn nhân lực lao động là nội dung rất rộng, bao gồm trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, những thay đổi về kỹ thuật - cơng nghệ, kỷ luật làm việc, tình trạng sức khỏe... Các biện pháp cần áp dụng để giảm cung lao động
mang tính dài hạn, phải thực hiện lâu dài và đồng bộ. Cùng với những biện pháp giảm cung lao động, vấn đề tăng cầu lao động là mục tiêu rất quan trọng trọng phát triển thị trường sức lao động nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
Những biện pháp thực hiện đối với giảm cung và tăng cầu về lao động luôn gắn liền với các chính sách kinh tế - xã hội, nên phải thực hiện đồng bộ với các chính sách xã hội. Từ những nhận thức trên về thị trường sức lao động, để đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động, đáp ứng được yêu cầu chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa hiện đại và xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong quá trình hội nhập quốc tế cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, khai thác có hiệu quả các cơ sở dạy nghề hiện có, đồng thời đầu tư
nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường nghề, cơ sở dạy nghề và định hướng cho chương trình dạy nghề đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau dạy nghề cho người lao động.
Thứ hai, tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình xây dựng nơng
thơn mới. Đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, của thị trường lao động và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nơng nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp cho nhóm lao động dịch vụ và du lịch.
Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đơn vị,
doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, tuyển lao động vào dạy nghề và bố trí việc làm tại đơn vị, doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo các ngành nghề phù hợp cho người lao động có trình độ đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong các loại hình doanh nghiệp, phục vụ các khu công nghiệp.
Thứ tư, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chương trình phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng được yêu cầu hội nhập WTO, ASEAN và Hiệp định thương mại tư do giai đoạn 2016 - 2020.