Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 103 - 107)

III Cơ cấu theo trình độ chuyên

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY

3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực

lĩnh vực

Để giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn, trong thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như: phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để tạo nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động là hướng đi quan trọng để tăng cầu về lao động, phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Muốn vậy cần quan tâm tới các khía cạnh sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng đa dạng hóa việc làm và

từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động ở quy mơ hộ gia đình là khả năng lớn nhất thu hút lao động nông thôn hiện nay. Hộ nông dân vẫn là hộ kinh tế tự chủ, đồng thời thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, vận động nông dân liên kết sản xuất để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung và là cơ sở để phát triển kinh tế hợp tác xã, nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã kiểu mới trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Trong nền kinh tế hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt thích ứng nhanh góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với nhiều lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Để phát triển kinh tế hộ gia

đình cần thực hiện: Đẩy mạnh cơng tác tun truyền dưới nhiều hình thức để các hộ gia đình lựa chọn ngành sản xuất và chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp. Phải có chính sách khuyến khích các hộ gia đình vay vốn và phát triển tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ tổ chức sản xuất kinh doanh. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cho các hộ gia đình để sản xuất các mặt hàng nơng lâm nghiệp gắn với xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Thứ ba, phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ

chức sản xuất cao hơn kinh tế hộ nông dân và cũng là tất yếu phát triển của quá trình chuyển nền sản xuất tự cấp, tự túc manh mún phân tán, quy mô nhỏ, lạc hậu, lên nền sản xuất hàng hóa tập trung lớn, kỹ thuật hiện đại, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước Lào. Để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, thực sự đóng vai trị quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ tư, phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng và quản lý đất đai,

tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Cần tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, mở rộng và phát triển sản xuất thâm canh, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ về giá, giống, vật tư, kỹ thuật, thuốc thú y, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thơng tin thị trường thơng qua các chương trình khuyến nơng - khuyến ngư. Hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Hình thành quỹ trợ giá hỗ trợ người sản xuất lúc khó khăn, tổ chức cung cấp thông tin giá cả, dự báo biến động giá cả vật tư, nông sản phẩm trên thị trường thường xuyên cho chủ trang trại để điều hành sản xuất có hiệu quả. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, điện thủy lợi...

Thứ năm, xây dựng kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã.

Kinh tế tập thể có vai trị và ý nghĩa to lớn trong xã hội, có khả năng tổ chức nhiều công ăn, việc làm cho lao động tại địa phương nói chung và lao động nơng

thơn nói riêng. Tuy nhiên để biến nó thành những mơ hình hoạt động có hiệu quả khẳng định vai trò thực sự to lớn của nền kinh tế tập thể trong vấn đề giải quyết việc làm mang tính khả thi cao, cần phải có một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở nơng thơn, đó là:

Thứ sáu, mở rộng thị trường sức lao động. Các cấp ủy chính quyền ở các

huyện, Ban chỉ đạo và quản trị các hợp tác xã cần phải chủ động đề ra các phương án đào tạo nghề và tổ chức sản xuất cho phù hợp với tình hình và khả năng thực tế ở nơng thơn. Chủ động tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đối với hợp tác xã kinh doanh, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã thương mại... nhiều cơ sở có khả năng đầu tư sản xuất, thu hút thêm lao động, các cơ sở này tổ chức đào tạo nghề theo phương pháp truyền nghề vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tạo việc làm và thu nhập cho lao động trong thời gian ngắn. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các hợp tác xã. Tạo điều kiện cho hợp tác xã vay vốn từ các nguồn vốn đầu phát triển dự án theo quy định của nhà nước, được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư, nâng cấp mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh. Tiến hành tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và mở rộng hợp tác xã điều hành đồng thời có kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại một số hợp tác xã theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

Thứ bảy, ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân được xác định là

một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế đất nước. Tại Hội nghị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần X đã đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân với nhiều nội dung mới, có tác dụng mở đường, khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển. Trong những năm qua thành phần kinh tế tư nhân ở tỉnh Xayyabouly, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp đáng kể cho cơng tác giải quyết việc làm.

Khi Luật Doanh nghiệp được thi hành, cùng với sự ưu tiên thơng thống về cơ chế chính sách của tỉnh đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mơ kinh doanh. Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu

ngân sách. Khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về vốn, lao động, tay nghề, nhất là: huyện Khọp, Ngơn, Pạc Lai, có nhiều làng nghề truyền thống hộ gia đình dệt vải, dệt váy, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Để khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế tư nhân tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn cần tập trung vào các nội dung sau:

Đẩy mạnh công tác thông tin tun truyền, làm thay đổi cách nhìn, quan niệm của tồn xã hội về kinh tế tư nhân, tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh giỏi, đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp kinh tế tư nhân phát triển.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, uốn nắn, xử lý các sai phạm để các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Tiến hành cải cách nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an tồn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, phát huy mạnh mẽ tiềm lực kinh tế trong dân, thu hút doanh nghiệp từ ngoài tỉnh và nước ngoài, tăng nhanh hơn nữa số lượng quy mô doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý Nhà nước, hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính áp dụng mơ hình một cửa liên thơng của tỉnh, các xã phường và các cơ quan liên quan, xóa bỏ phiền hà, minh bạch hóa các quyết định về chính sách, trợ giúp thơng tin đối với doanh nghiệp, công khai quy hoạch phát triển, xây dựng tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ các cơ quan của tỉnh.

Cần huy động mọi nguồn lực đặc biệt về vốn, đào tạo chun mơn kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hóa cho các đối tượng lao động làm việc trong khu vực. Hỗ trợ đào tạo về khởi nghiệp doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, pháp luật kinh doanh, văn hóa kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có mặt bằng sạch sẽ để nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh, khắc phục

tình trạng trì trệ trong giải phóng mặt bằng, gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc tế…

Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, phổ biến thông tin kỹ thuật, công nghiệp tới các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với cơng nghệ.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh.

Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành mà tỉnh có lợi thế so với các địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, hàng xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn trong q trình đơ thị hóa.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 103 - 107)