III Cơ cấu theo trình độ chuyên
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY
3.2.1. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động nông thôn
Trước hết cần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn bằng nhiều hình thức, và biện pháp thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như các chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, và các trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Mỗi trung tâm phấn đấu trở thành một mắt
xích quan trọng trong thị trường sức lao động (thu nhập, phân tích, xử lý thơng tin lao động chính xác, kịp thời). Gắn các trung tâm đó với các doanh nghiệp dưới dạng ký kết hợp đồng về số lượng và chất lượng lao động. Khuyến khích mọi người đầu tư mở mang ngành nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ, theo các ngành nghề, theo các thành phần kinh tế phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh của từng khu vực địa lý, các địa bàn sản xuất khác nhau.
Thứ nhất, đổi mới căn bản, toàn diện lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung,
đào tạo nghề cho người lao động ở nơng thơn nói riêng. Để nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn ở tỉnh Xayyabouly trước hết, phải đổi mới căn bản lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề từ nội dung đến phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, mặt bằng dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận giáo dục, đào tạo để không ngừng phát triển năng lực cá nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy phải ưu tiên và đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục, đào tạo, dậy nghề. Đó là con đường cơ bản để nâng cao trình độ dân trí cho nguồn nhân lực nói chung, nguồn lao động nơng thơn nói riêng. Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên là:
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước trong đào tạo nghề trong đó có nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; bổ sung ngân sách để hỗ trợ xây dựng trường đào tạo nghề và mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ dạng dạy; thực hiện tốt chương trình đưa tin học vào nhà trường đào tạo nghề.
Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động hiện có để đáp ứng u cầu trình độ cơng nghệ mới.
Tăng cường xây dựng và hoàn thiện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Đồng thời khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cập nhật kiến thức và công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực nông thơn, nhằm trang bị cho nơng dân có các kiến thức cơ bản và kỹ năng về những ngành, nghề ở nông thôn, đẩy mạnh mở các lớp khuyến nông, khuyến công, khuyến thương nhằm tạo điều kiện cho nơng dân đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm để tăng thu nhập.
Củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các trung tâm dậy nghề trọng điểm cấp huyện, thành thị.
Hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nông thôn phục vụ cho xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và tăng thu ngoài tệ cho đất nước.
Tuyên truyền phổ cập kiến thức về phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí và tuyên truyền nhận thức cho mọi người dân. Trên cơ sở đó huy động tồn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững.
Thứ hai, đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu của người học và nhu cầu
phát triển của xã hội. Từ thực trạng công tác dạy nghề ở tỉnh Xayyabouly trong những năm qua và nhu cầu học nghề của người lao động. Để đạt được mục tiêu về cơ cấu trình độ lao động thơng qua đào tạo cho người lao động ở tỉnh Xayyabouly cần có những biện pháp cụ thể dạy nghề cho người lao động ở nông thôn như sau:
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của đào tạo nghề nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, xác định giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, của toàn xã hội và mỗi người dân. Nâng cao nhận thức của xã hội và người lao động nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về vai trị, vị trí của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội ở nơng thơn.
Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong đào tạo nghề, trong đó đặc biệt ưu tiên cho lao động nông thôn được tham gia học nghề. Thực hiện chính sách ưu tiên, chính sách hỗ trợ kinh phí day nghề ngắn hạn cho các đối tượng gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, thanh niên nông thôn...
+ Xây dựng phát triển các trường trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân nông thôn, nhu cầu lao động công nhân kỹ
thuật của các thành phần kinh tế đảm bảo yêu cầu đào tạo cân đối về ngành nghề, trình độ. Đầu tư xây dựng phịng học, trang thiết bị học tập phù hợp và đạt tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo đối với các trường trung học và trung tâm dạy nghề.
Gắn dạy nghề với nhu cầu thị trường lao động, thúc đẩy việc liên kết, hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người học tiếp cận nhanh với công nghệ sản xuất tiên tiến, thuần thục các kỹ năng nghề khi còn học tại trường. Liên kết tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề kết hợp giới thiệu lao động đã qua đào tạo, nhằm đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện để người lao động sau đào tạo tìm được việc làm trong nước và ngồi nước, hướng mạnh xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề, trình độ cao.