III Cơ cấu theo trình độ chuyên
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAYYABOULY
3.2.6. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động, thông tin thị trường lao động
để khắc phục tình trạng lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật của nước sở tại, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động.
3.2.5. Nhóm giải pháp cho vay vốn tạo việc làm
Các tổ chức tín dụng tại địa phương (bao gồm: Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân,...) thực hiện hoạt động cho vay vốn ưu đãi với người lao động ở nông thôn, cần giảm thiểu các thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp, hỗ trợ người lao động ở nông thôn thực hiện giao dịch vay vốn được nhanh chóng thuận tiện.
Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi từ quỹ giải quyết
việc làm và các chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn tạo việc làm của nhà nước hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại và người lao động vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Gắn việc cho vay vốn tạo việc làm mới với dịch chuyển cơ cấu lao động, góp phần thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Thứ hai, tranh thủ huy động nguồn vốn ngân sách Trung ương và bố trí ngân
sách địa phương phù hợp, để tăng thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn, kết quả giải quyết việc làm cho người lao động của các dự án cho vay.
3.2.6. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động, thông tin thị trườnglao động lao động
Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Xayyabouly cần được thực hiện thơng qua các hình thức cơ bản sau:
Thứ nhất, thơng qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc
làm là nơi tư vấn cho người lao động về chính sách lao động và việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động. Tăng cường hoạt động của các trung tâm dịch
vụ việc làm, mở rộng các giao dịch việc làm là cơ hội để người lao động tìm được việc làm và mang lại cơ hội việc làm cho người lao động.
Trong những năm qua hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm ở trong nước cũng như ở tỉnh Xayyabouly phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết việc làm, kinh phí của các trung tâm còn hạn hẹp… Để đẩy mạnh phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, cần thực hiện một số nội dung sau:
Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc làm, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác dịch vụ việc làm.
Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm phù hợp với cơ chế thị trường. Củng cố các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã có trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng mới và khuyến khích các tổ chức đồn thể chính trị xã hội và các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ việc làm.
Thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật, mặt khác bổ sung các quy định mới về thành lập và hoạt động của các chi nhánh, quy định hoạt động tài chính, tăng thêm nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ nhân viên.
Tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho người lao động để người lao động hiểu và coi các trung tâm dịch vụ việc làm là nơi đáng tin cậy của họ trong việc lựa chọn việc làm và học nghề, có chính sách hỗ trợ đối với những người thất nghiệp, người thiếu việc làm trong giải quyết việc làm đối với các thành phần “yếu thế” trong xã hội.
Thứ hai, thông qua việc thành lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Trong
những năm qua, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ở tỉnh Xayyabouly đã phát huy được vai trị tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương tình kinh tế -xã hội của địa phương như: xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của đồng bào sinh sống trên địa bàn tỉnh, các chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm kinh tế trong các hội, công
đồn, phụ nữ, thanh niên, hội nơng dân thực hiện các dự án, phát triển các dự án cây, con, ngành nghề, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo vùng lãnh thổ.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn thông các quỹ, cần thực hiện một số nội dung sau:
Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi suất thấp cho các địa phương, các chương tình tài trợ trong nước, có chính sách ưu đãi, nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn lồng ghép, vốn nhân dân đóng góp giành cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm để đảm bảo nguồn vốn vây.
Quan tâm đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu nhân dân nông thôn. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, vận động, tuyên truyền và hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ vận tải, xây dựng, tín dụng... để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thơng tin, văn hóa, y tế, giáo dục; tăng trưởng dịch vụ khu vực nông thôn hàng năm đạt 10% trở lên.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa các ngân hàng chính sách xã hội, với lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành lao động thương binh xã hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia hợp đồng ủy thác, các đơn vị tham gia cho vay vốn, các trung tâm đào tạo, các dịch vụ xuất khẩu lao động.
Hồn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo ra sự thơng thống trong việc triển khai thực hiện ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai hóa và thực hiện đúng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong quan hệ với các chủ thể kinh tế.
Phối hợp lồng ghép các chương trình, hướng dẫn cách làm ăn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; thực hiện tốt cơng tác thơng tin hai chiều, duy trì lịch trực,
báo cáo để kịp thời sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Làm tốt công tác thẩm định kế hoạch dự án, lựa chọn dự án có tính khả thi cho vay vốn ưu đãi, đảm bảo các hộ nghèo, khó khăn được vay vốn. Đặc biệt ưu tiên cho vay vốn ưu đãi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoạt động trên các lĩnh vực thủ công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản dịch vụ, phát triển trang trại, chế biến thức ăn gia súc phục vụ các trang trại chăn nuôi tập trung, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn.