Khái niệm chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thơn

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 34 - 37)

e, Các tác động của đơ thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn

1.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thơn

Do trình độ học vấn thấp và các nguồn lực hỗ trợ sinh kế (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực xã hội) ở khu vực nơng thơn niềm

núi cịn hạn chế; khả năng đảm bảo việc làm đầy đủ đối với người lao động phổ thông nông thôn, miền núi sẽ không thể trở thành hiện thực (Adam R 2001; Yu X 2009...). Trên cơ sở rà sốt các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn được thực hiện bởi các tác giả trong và ngoài nước, nghiên cứu này đưa ra quan điểm hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn. Hỗ trợ việc làm đối với lao động nơng thơn là trách nhiệm của chính quyền các cấp, cụ thể như sau:

Hỗ trợ việc làm đối với lao động nơng thơn là việc chính quyền trung ương, chính quyền địa phương thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm giúp lao động nông thôn gia tăng thời gian làm việc, cải thiện thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhân, gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương.

Do việc làm xét theo ngành nghề được chia thành việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; và bản thân lao động nông thôn do học vấn thấp, số người qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên phần lớn trong số họ làm nơng nghiệp và vận chuyển hàng hố theo hình thức sự vụ. Chính vì vậy, để hỗ trợ việc làm với lao động nơng thơn, chính quyền trung ương chính quyền địa phương hướng đến các biện pháp hỗ trợ việc làm công, đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ trợ tín dụng … (El Harbia và Grollerub, 2012; Robert Charles, 2010; Chính phủ 2015). Tuy nhiên, trong luận án này, do đặc điểm của lao động nông thôn miền núi với đặc thù học vấn chưa cao, số lao động đã từng được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ, nên khả năng tham gia khởi sự doanh nghiệp là khơng nhiều; tình trạng việc làm cơng dù đã xuất hiện nhưng hiệu quả đem lại về thu nhập chưa cao. Chính vì vậy các hợp phần của hỗ trợ việc làm được thự hiện bởi chính quyền địa phương trong nghiên cứu này bao gồm:

(i) Hướng nghiệp và Giới thiệu việc làm:

Tư vấn, hướng nghiệp để người lao động trong khu vực này tự định hướng những nghề mình sẽ lựa chọn trong tương lai, và đăng ký tham gia các khoá học nghề phù hợp; tư vấn nghề và việc làm giúp cho người lao động nhận thức được những việc làm phù hợp với năng lực của bản thân nhưng cũng giải quyết được bài toán về nhu cầu trên thị trường sản phẩm, thị trường lao động;

Giới thiệu việc làm: Sau khi kết thúc khoa học những người học nghề có thể

tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp dựa trên tài sản mà họ đang sở hữu, tuy nhiên cũng có những người muốn thay đổi loại hình làm việc, muốn đến làm việc trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên bản thân họ rất khó tiếp cận để xin việc làm từ khu vực này, thêm vào đó chi trả cho việc đi lại tìm kiếm việc làm cũng ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của họ và điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Chính vì thế, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu việc làm do chính quyền địa phương thực hiện sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động kết nối với nhau, tạo ra hiệu ứng tích cực từ q trình đào tạo;

(ii) Hỗ trợ đào tạo nghề: Do xuất phát điểm về thu nhập của lao động nơng

thơn là thấp, họ khơng có tiền để trang trải chi phí học nghề; chính quyền trung ương, chính quyền địa phương phải bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ họ tham gia các lớp học về đào tạo nghề. Thơng qua đào tạo nghề, nhóm lao động nơng thơn được cải thiện những kiến thức, kỹ năng, thái độ trong thực hiện cơng việc, dù đó là cơng việc tự làm hay là công việc mà họ đi làm th. Người lao động nơng thơn có cơ hội gia tăng việc làm khi tham gia vào thị trường lao động, từ đó gia tăng thu nhập.

(iii) Hỗ trợ tín dụng: bản thân lao động nông thôn gặp rủi ro về thu nhập từ

các hình thức việc làm hiện tại, chính vì vậy muốn cải thiện điều kiện việc làm của nhóm đối tượng này thì chính quyền địa phương phải tạo cơ hội gia tăng vốn để họ có thể cải thiện nguồn lực phục vụ sản xuất hoặc chuyển đổi nghề. Hỗ trợ tín dụng là biện pháp mà chính quyền địa phương hỗ trợ lao động nơng thơn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách với mức vay ưu đãi để họ có thêm nguồn tài chính phục vụ sản xuất, hoặc thay đổi loại hình làm việc nhằm có được thu nhập tốt hơn. Bên cạnh việc tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, người nghèo, người lao động có hồn cảnh kinh tế khó khăn cịn được tiếp cận tới tài chính vi mơ để cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh của bản thân và gia đình. Tuy nhiên điều kiện sản xuất kinh doanh được cải thiện không chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tín dụng, mà cịn về nhận thức của người được tiếp cận tín dụng.

Nếu người được hỗ trợ tiếp cận tín dụng có phương án sử dụng tối ưu với nguồn tiền huy động được, phướng án sản xuất kinh doanh sẽ trở nên khả thi; hỗ trợ tín dụng đóng vai trị tích cực trong thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, khi người được vay vốn là người bị động đối với khoản vay; vay xong chưa biết làm gì với khoản vay; vay sử dụng sai mục đích… thì khoản vay tín dụng lại trở thành gánh nặng trong tương lai của người đi vay.

Có rất nhiều quan điểm về chính sách, chẳng hạn như "Chính sách là một hành động nào đó mà nhà nước lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện" (Richard C.Remy, 2004); “Chính sách là phương thức hành động được nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại” (Phạm Ngọc Cơn, 1996); “Chính sách kinh tế - xã hội (chính sách cơng) là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước” (Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2008). Tuy nhiên, nhìn chung khi nói đến chính sách người ta bao giờ cũng phải nhắc đến mục tiêu và các biện pháp thực hiện mục tiêu do chủ thể ban hành chính sách xác định.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w