Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37 - 39)

e, Các tác động của đơ thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn

1.2.2. Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn

hiểu là tổng thể các quan điểm, giải pháp, cơng cụ mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương thực hiện nhằm hỗ trợ lao động nông thôn cải thiện được tình trạng việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần vào q trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

1.2.2. Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao độngnông thôn nông thơn

Từ quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước

Dựa trên những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành về các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cùng với kết quả triển khai chính sách thơng qua các Chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; Chương

trình phát triển cơng nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các dự án kinh tế trọng điểm, đã góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, thông qua các nguồn lực hỗ trợ, sự lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm cho lao động nông thơn. Từ đó, chính quyền trung ương, chính quyền địa phương có kế hoạch ban hành những chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong những năm tiếp theo.

Từ thực tiễn triển khai chính sách được ban hành liên quan đến hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn, thực trạng triển khai lại nảy sinh một số vấn đề phát sinh địi hỏi phải điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách vẫn sẽ được đảm bảo. Chẳng hạn để hỗ trợ việc làm cho lao động nơng thơn, Chính phủ Làochủ trương đẩy mạnh giao đất, giao rừng, khốn rừng cho đồng bào nơng thơn (Quyết định 21/TTg-CP Lào, 2010), nhưng hiện nay ở nhiều địa phương khơng cịn đất để giải quyết cho lao động nông thôn, dẫn đến hiện tượng thiếu đất sản xuất xẩy ra ngày càng nhiều hơn. Từ đó, mục tiêu chính sách việc làm cho nhóm đối tượng này khó thực hiện nếu khơng có những điều chỉnh chính sách một cách thoả đáng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập trong hoàn cảnh mới. Do vậy, những biện pháp hỗ trợ sinh kế thơng qua đào tạo nghề mới thay vì theo hướng sản xuất và chăn nuôi dựa trên giao đất, giao rừng.

Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi

Thực trạng điều kiện phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng lao động ở khu vực này, mà còn tác động lên các phương án thực hiện điều chỉnh để đạt được mục tiêu chính sách hỗ trợ việc làm cho nhóm đối tượng này trong những năm tiếp theo:

- Thực tiễn về điều kiện hạ tầng cơ sở ảnh hưởng đến thông thương, kêu gọi đầu tư các nhà máy, các khu cơng nghiệp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế địa phương. Hạ tầng cơ sở giao thông vận tải ở khu vực miền núi gặp nhiều khó khăn

bởi địa bàn hiểm trở, các doanh nghiệp khơng muốn đầu tư vì khả năng thu hồi vốn thấp. Do khó khăn về hạ tầng giao thông vận tải nên sự thu hút đầu tư ngoài tỉnh, đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển địa phương thường gặp nhiều khó khăn; Lao động nơng thơn do đó ít có cơ hội chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn. Đây là những căn cứ để chính quyền địa phương lựa chọn xây dựng các phương án giải quyết, hỗ trợ việc làm phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của địa phương trong bối cảnh mới.

Thực trạng về năng suất lao động, về các ngành nghề và nhu cầu về nhân lực trên địa bàn là căn cứ tiếp theo để chính quyền địa phương hoạch định chính sách giải quyết, hỗ trợ việc làm cho lao động trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ vào thực trạng năng lực sản xuất của người lao động, năng suất tạo ra từ người lao động trong các ngành nghề mà họ tham gia, cũng như nhu cầu của thị trường đối với lao động trên địa bàn trong giai đoạn tới, chính quyền địa phương xây dựng các kịch bản để hỗ trợ lao động nâng cao trình độ, hoặc chuyển đổi nghề để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn tới.

Từ nguồn lực hỗ trợ đầu vào của quá trình sản xuất, cùng với các biện pháp hiện thời mà chính quyền địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận đang triển khai để hỗ trợ việc làm nâng cao thu nhập cho lao động trên địa bàn, chính quyền địa phương tiến hành những đánh giá để chỉ ra những điểm đạt được, chưa đạt được, những khó khăn và ngun nhân của tình trạng hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn trong những năm tiếp theo.

Từ nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn, cũng như định hướng phát triển ngành cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tiếp theo, chính quyền địa phương ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương khu vực nông thôn, miền núi.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w