Các phân hệ của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 42 - 46)

e, Các tác động của đơ thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn

1.2.5. Các phân hệ của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn

1.2.5.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Q trình dư cư ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào đã diễn ra từ rất lâu. Số lượng người di cư lớn nhất là trong đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do các quan hệ kinh tế hơn là theo kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngồi ra cũng có di cư từ các vùng nơng thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc Lào vào Nam Lào vì đây vẫn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất nhiều hơn so với một số vùng canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc Lào. Gần đây, cịn có di cư từ thành thị về nơng thơn, điển hình là lao động thành thị di cư về các khu công nghiệp ở nông thôn. Một dạng di cư khác là xuất khẩu lao động cũng tăng lên do thị trường lao động ngoài nước là một thị trường rất tiềm năng và đang được khai thác có hiệu quả. Trong đó, lao động chuyển từ nơng thơn ra thành thị là biểu thị chính của xu hướng di dân trong nước.

Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ngày càng cao, một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thị, mặt khác khu vực thành thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn với tốc độ nhanh hơn. Thời kỳ 2000-2020, tốc độ tăng lao động nông thôn là: 2,32%/năm, trong khi thành thị là 5,5%/năm). (Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào).

Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy sự phát triển ở nơng thơn mà cịn đặt ra các vấn đề thách

thức cho khu vực này. Năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Với điều kiện khan hiếm diện tích đất ở nơng thơn, đặc biệt là đất nơng nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao so với khu vực thành thị, vấn đề dư thừa lao động ngày càng cộm lên ở nông thôn và trở nên nghiêm trọng hơn trong suốt 20 năm qua. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn là rất yếu. Tất cả các nhân tố này cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nơng thơn đã sinh ra các dịng di cư từ nơng thơn ra thành thị. Cùng với q trình đơ thị hố vẫn đang tiếp diễn ở Lào, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng và vùng nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại. Áp lực đối với khu vực nơng thơn sẽ gia tăng và vì vậy, khơng thể tránh được các dịng di cư lao động lớn từ nơng thơn ra thành thị trong thời gian tới.

1.2.5.2. Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm đối với lao động nông thôn là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương ban hành nhằm hỗ trợ đối tượng được tư vấn về việc làm lựa chọn được những ngành nghề phù hợp, từ đó đưa ra quyết định tham gia khố đào tạo nghề để nâng cáo trình độ, chun mơn và thái độ trong thực hiện nghề đã chọn để tham gia đào tạo. Hỗ trợ về tư vấn việc làm và học nghề có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau, xác định được nghề sẽ tham gia làm việc sẽ lựa chọn được khoá học phù hợp để tham gia đào tạo và sau đó tiếp tục gắn bó với lĩnh vực được đào tạo sau khi kết thức khố học.

Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm đối với lao động nơng thơn do đó có các mục tiêu cụ thể với những nhóm đối tượng khác nhau.

+ Đối tượng của chính sách có được thơng tin về nhu cầu lao động trên thị trường để người lao động có thể hình dung ra bức tranh của thị trường lao động

+ Đối tượng được tư vấn xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân. + Đối tượng được tư vấn xác định được chương trình học nghề phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động

1.2.5.3. Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nơng thơn

Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương ban hành nhằm hỗ trợ đối tượng học được nghề nâng cao năng lực thực hiện công việc hoặc kiếm được việc làm mới phù hợp, ổn định sau q trình đào tạo.

Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nơng thơn do đó có các mục tiêu cụ thể với những nhóm đối tượng khác nhau.

- Nhóm tiếp tục làm những nghề trước khi tham gia đào tạo nghề: Bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung kiến thức để họ tiếp tục làm những công việc hiện tại với năng suất cao hơn.

- Nhóm có ý định chuyển đổi nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm mới: Cung cấp các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc đúng theo yêu cầu của cơng việc mà họ có ý định chuyển đổi.

Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn đạt được thông qua các biện pháp sau:

- Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề, chủ động, tích cực tham gia vào cơng tác dạy nghề đối với lao động có định chuyển đổi nghề.

- Phối hợp, đàm phán với doanh nghiệp để xác định số lượng nhu cầu lao động được đào tạo ở các trung tâm hướng nghiệp, đào tạo nghề trên địa bàn.

- Tổ chức dạy nghề theo các đơn đặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực từ doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh, các khu cơng nghiệp sẽ và đang được đầu tư trên địa bàn.

- Kết hợp đào tạo, chuyển đổi nghề với hỗ trợ tín dụng cho học tập, lập nghiệp. - Xây dựng cơ chế ưu đãi để người lao động khu vực nông thôn, miền núi tự tạo việc làm mới tại chỗ như mở xưởng sản xuất, thành lập doanh nghiệp, thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tiểu thủ công nghiệp để phát triẻn các nghề truyền thống của địa phương.

- Đẩy mạnh các chương trình, dự án giao đất, trồng rừng, cho người Lao động nông thôn.

- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhằm đảm bảo kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

1.2.5.4. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động của con người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao động nước ngồi, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp động lao động đã ký kết. Hiện nay, xuất khẩu lao động của Lào được tiến hành thơng qua các hình thức sau: Các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân, các tổ chức hành chính sự nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động phù hợp với yêu cầu đi làm việc ở nước ngoài; đưa những công nhân tày nghề vững chắc đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài; Các cá nhân lao động trực tiếp ký kết hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động nước ngồi

Tạo việc làm thơng qua XKLĐ là việc các cơ quan Nhà nước (bao gồm các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội,...có chức năng liên quan đến XKLĐ) và các doanh nghiệp XKLĐ bằng các việc làm của mình tìm kiếm, khai thác, thu hút, tổ chức các hoạt động, tạo ra cơ chế, chính sách,… đặt người lao động (chủ thể cần tìm kiếm cơng việc) vào các chỗ làm việc trống được đặt ở nước ngoài, tại các thị trường khác nhau với đòi hỏi về yêu cầu của NLĐ khác nhau, yêu cầu về ngành nghề khác nhau, có điều kiện làm việc, mức thu nhập, chế độ đãi ngộ khác nhau.

Thuật ngữ XKLĐ được sử dụng ở Lào để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình này gồm 2 bên: Bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ.

Theo quy định tại điều 3 của Luật số 12/2009/QH12 của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 20/03/2009 quy định về Người lao động Lào đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì NLĐ có thể đi XKLĐ theo 4 hình thức cụ thể như sau:

Thơng qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ là loại hình doanh nghiệp được Bộ LĐ&PLXH cấp giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Doanh

nghiệp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn lao động, đưa và quản lý NLĐ ở nước ngồi

XKLĐ theo hình thức này được coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đó hình thành nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ, thúc đẩy việc mở rộng thị trường XKLĐ, tăng lượng các hợp đồng cung ứng, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là hình thức phổ biến nhất được nhiều NLĐ lựa chọn, hiện nay và trong thời gian tới NLĐ đi XKLĐ theo hình thức này là chủ yếu.

Tuy nhiên, XKLĐ theo hình thức này có nhược điểm: Chi phí xuất khẩu lớn, nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, lợi dụng các hình thức tuyển dụng, đào tạo để kiếm lời bất hợp pháp, hình thức này là điều kiện để phát sinh các hành vi trung gian, môi giới, thiếu trách nhiệm với NLĐ, gây thiệt hại cho NLĐ và gánh nặng quản lý cho nhà nước.

Các tổ chức sự nghiệp được phép XKLĐ là các tổ chức sự nghiệp công thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ở Lào hiện nay thơng qua các Sở LĐ&PLXH các tỉnh, thành phố là các tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc XKLĐ. Tổ chức sự nghiệp tham gia XKLĐ là để thực hiện các thỏa thuận hoặc Điều ước quốc tế ký kết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa NLĐ Lào đi làm việc ở nước ngồi. Đây là hình thức mới, tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc tuyển chọn XKLĐ theo thỏa thuận đã ký.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w