Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 115)

c) Kinh phí hoạt động:

3.3.4.Tổ chức thực hiện:

Thanh tra Sở tham mưu lập đề án và hiệp y với Thanh tra Tỉnh Hà Nam, thống nhất trình UBND tỉnh Hà Nam quyết định thành lập, trong đó:

- Biên chế: cơ bản điều chuyển các công chức đã làm công tác thanh tra tại các chi cục trực thuộc về Thanh tra Sở, ưu tiên những công chức đã được học chương trình nghiệp vụ thanh tra cơ bản.

- Tài chính: Đề nghị UBND Tỉnh bố trí kinh phí trang thiết bị lần đầu, kinh phí hoạt động từ ngân sách bằng dự toán đơn vị hạch toán độc lập.

KẾT LUẬN

Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Thanh tra Việt Nam nói chung, Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng ở từng giai đoạn lịch sử với những tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ được giao đã phát triển không ngừng, đạt nhiều thành tích được ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng của Nhà nước.

Là cánh tay phải của quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp & PTNT trên địa bàn, Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam đã nỗ lực, đóng góp chung cho những kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam còn cả một chặng đường dài phía trước với nhiều công việc rất phức tạp, nặng nhọc nhưng phải được giải quyết một cách khoa học và hiệu quả.

Tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, dịch bệnh xẩy ra dai dẳng trên cả nước. Chất lượng các mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật ... đang rất báo động khi giá

cả càng lờn thỡ chất lượng càng kém. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn hết sức nhức nhối... đã đặt việc quản lý của Ngành Nông nghiệp & PTNT vào bức tranh mới mà trong đó chỉ có tăng cường công tác thanh tra mới mong đạt được mục đích của quản lý nhà nước.

Năm 2011 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, vì vậy, việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước nói chung và công tác thanh tra là rất cần thiết, trong đó việc cần làm đầu tiên là tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy theo cơ chế mới, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra, nâng cao năng lực, kỹ năng trong công tác thanh tra.

Việc kiện toàn tổ chức Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam phải đặt mục đích tuân thủ quy định của Luật Thanh tra lên ưu tiên số 1, tăng cường kỷ luật hành chính, quán triệt tinh thần bảy chương trình hành động trong: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ gồm: Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; Nghiên cứu xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Tinh giản biên chế; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công; Hiện đại hoá hành chính.

Luận văn: Kiện toàn tổ chức Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở khoa học quản lý nhà nước về thanh tra. Đây là đề tài rất thực tế vì xuất phát từ những hoạt động trực tiếp của tác giả trong lĩnh vực thanh tra Nông nghiệp & PTNT và là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tổ chức của Thanh tra Nông nghiệp & PTNT trên địa bàn

tỉnh Hà Nam; vì vậy, tác giả mong muốn các ý kiến xây dựng, đóng góp của luận văn sẽ được áp dụng trong thực tế để hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đáp ứng được mong mỏi của các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đi đúng quỹ đạo của nhà quản lý đã hoạch định./.

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 115)