Những ưu điểm và những hạn chế về tổ chức thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)

a) Thẩm quyền của các chức danh thuộc tổ chức thanh tra:

2.4.Những ưu điểm và những hạn chế về tổ chức thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam

2.4.1. Ưu điểm

Với mục đích của thanh tra là nhằm phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; gúp phõn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ sau khi thành lập tổ chức thanh tra Sở độc lập đã dần phát huy được các nhân tố tích cực trong hoạt động quản lý, điều hành ngành nông nghiệp & PTNT trên địa bàn tỉnh Hà Nam, thông qua kết quả thanh tra đã kịp thời uốn nắn, xử lý những sai phạm và đề xuất nhiều biện pháp, phương hướng giúp cho công tác quản lý tăng dần pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với yêu cầu quản lý.

Việc kiện toàn tổ chức thanh tra Sở, đặc biệt là bổ nhiệm các chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra và bổ nhiệm các thanh tra viên đã điều chỉnh hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

2.4.2. Hạn chế

a) Về địa vị pháp lý của Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam:

Theo quy định tại điều 16 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2004 thì việc thành lập Thanh tra Sở do Giám đốc sở thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT đã không được thành lập theo đúng quy định này mà mặc nhiên hoạt động bằng Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; sau nữa là Quyết định số 55/QĐ-SNN ngày 23/3/2010 của Giám đốc Sở Nông nghiệp

& PTNT tỉnh Hà Nam ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cỏc phũng thuộc khối Văn phịng Sở Nơng nghiệp & PTNT Hà Nam.

Với tình trạng hiện nay, địa vị pháp lý của Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam không đảm bảo căn cứ pháp lý theo luật định, vì vậy, có thể hiểu rằng mọi hoạt động của tổ chức Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam cũng không đảm bảo giá trị pháp lý.

b) Vị trí, vai trị của cơ quan thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn:

Nhận thức về vị trí, vai trị của cơ quan thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, cơ bản coi thanh tra chỉ đơn thuần là công cụ của Thủ trưởng cơ quan quản lý; trong hoạt động, thanh tra khơng phát huy được tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Công tác phối hợp, chỉ đạo điều hành của cơ quan Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT với Thanh tra Sở chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng đòi hỏi thực tế. Mối quan hệ giữa Thanh tra Sở với thanh tra các chi cục chuyên ngành trong việc phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ không thực hiện được vỡ tớnh thứ bậc trong quản lý hành chính, Thanh tra Sở khơng thể chỉ đạo trực tiếp đến thanh tra các chi cục vỡ khụng thuộc quyền quản lý, Thanh tra Sở không thể chỉ đạo các lãnh đạo chi cục vì Chánh Thanh tra Sở chỉ ở cấp phịng (phụ cấp chức vụ 0,5) trong khi chi cục trưởng các đơn vị là thủ trưởng đơn vị độc lập (phụ cấp chức vụ 0,7 – tương đương phó giám đốc sở)

c) Về tổ chức cơ quan thanh tra cấp Chi cục trực thuộc Sở

Trong tiến trình cải hành chính nhà nước, Sở Nơng nghiệp & PTNT là cơ quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo thành lập cơ quan thanh tra tại các đơn vị trực thuộc (Chi cục) để giúp chi cục quản lý các lĩnh vực được giao, trong khi đó khơng được ghi nhận trong Luật Thanh tra và được viện ra rằng: việc ra đời các cơ quan này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước, nhất là những lĩnh vực có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Việc thành lập các tổ chức thanh tra này là nhằm tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý sai phạm đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Thực tế tổ chức thanh tra tại các chi cục trực thuộc sở chỉ là hình thức, trong điều kiện biên chế hiện nay không thể tách riêng bộ phận thanh tra trong các chi cục mà chỉ được tổ chức dưới dạng kiêm nhiệm.

d) Về thẩm quyền của cơ quan thanh tra cấp Chi cục trực thuộc Sở - Thẩm quyền của Tổ chức: Vì khơng được ghi nhận trong Luật

Thanh tra nên việc thành lập các tổ chức thanh tra (phòng thanh tra) tại các chi cục trực thuộc sở khơng có đủ căn cứ pháp lý. Mặc dù được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Nghị định, Thông tư..) nhưng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì những quy phạm pháp luật cùng lĩnh vực của văn bản dưới luật mà trái với luật thì khơng có giá trị thi hành.

- Thẩm quyền của các chức danh thanh tra tại cơ quan thanh tra cấp Chi cục trực thuộc Sở: Tổ chức thanh tra tại các chi cục khơng được luật

định nên mặc nhiên sẽ khơng có các chức danh quản lý (Chánh Thanh tra chi cục; Phó Chánh Thanh tra chi cục), kể cả các chức danh nghiệp vụ (thanh tra viên, thanh tra viên chính) cũng khơng được luật định nên mọi hoạt động của các cá nhân trong tổ chức này đều trái luật, khơng có giá trị thực tiễn, càng khơng có giá trị pháp lý trong hoạt động (chỉ những thanh tra viên được bổ nhiệm vào ngạch theo quy định của Luật Thanh tra mới có đầy đủ quyền năng trong hoạt động như: yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, niêm phong tài liệu và chứng cứ phục vụ công tác thanh tra....vv).

đ) Về biên chế quản lý hành chính:

- Tại cơ quan thanh tra cấp Chi cục trực thuộc Sở: Trong tiến trình

cải cách nền hành chính với phương châm giảm đầu mối, giảm biên chế hành chính nên việc bổ sung biên chế cho bộ phận thanh tra chuyên trách tại các chi cục trực thuộc Sở là không thể thực hiện.

- Tại Thanh tra Sở: Số lượng biên chế công chức thanh tra Sở không

đủ về số lượng, không đảm bảo bao quát được hết các chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý nên khi tiến hành thanh tra phải đề nghị trưng tập công chức tại các đơn vị trực thuộc nờn khụng đảm bảo tính khách quan, tính linh hoạt dẫn đến hiệu quả hoạt động khơng cao.

e) Về cơ chế tài chính:

- Tại cơ quan thanh tra Sở: Thanh tra Sở hoạt động dưới tính chất

“phũng” thuộc khối văn phịng Sở, mọi hoạt động về tài chính đều nằm trong tổng số ngân sách được giao cho quản lý nhà nước (khốn chi hành chính) nên khơng thể tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phục vụ công tác thanh tra như: kiểm định các mẫu hàng hóa, mua tin, trang bị các phương tiện phục vụ khác như ụtụ, máy tính, máy chụp ảnh,.....

- Tại thanh tra cấp Chi cục trực thuộc Sở: Cùng tình trạng như thanh

tra Sở, Thanh tra các Chi cục khơng thể bố trí được kinh phí cho cơng tác

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)