Kinh nghiệm một số nước về tổ chức Thanh tra

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 52)

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình tổ chức nhà nước và kiểu pháp luật khác nhau, sự đa dạng đó thể hiện những quan điểm và phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn chung, các cơ quan nhà nước được chia thành 3 loại: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan này có quyền hạn và phạm vi hoạt động độc lập, nhưng giám sát, chế ước lẫn nhau. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế- xã hội, các quan hệ ngày càng đa dạng, phức tạp nên phạm vi hoạt động và chức năng của các cơ quan này được mở rộng. Vì vậy xu hướng lạm quyền, lộng quyền ở các cơ quan, nhất là các cơ quan hành pháp bộc lộ và phát triển mạnh mẽ. Để giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, các nước thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát bằng việc thiết lập các cơ quan chức năng đặt ở những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước. Do yêu cầu của hoạt động quản lý, truyền thống pháp lý, đặc điểm về kinh tế, chính trị- xã hội mà mỗi quốc gia thành lập cơ quan kiểm tra, thanh tra khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm, vị trí, tính chất hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn có thể tổng hợp cơ bản về tổ chức và hoạt động kiểm tra, thanh tra của từng loại mô hình ở một số quốc gia trên thế giới như sau:

Tổ chức thanh tra giám sát hành chính không trực thuộc cơ quan quyền lực mà trực thuộc Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thanh tra giám sát độc lập với các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Người đứng đầu tổ chức này do Tổng thống hoặc Thủ tướng bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội. Người đứng đầu cơ quan Thanh tra có vị trí tương đương với Phó Thủ tướng Chính phủ, thời hạn không quá hai nhiệm kỳ. Kinh phí hoạt động do cơ quan lập dự trù, trình Quốc hội phê chuẩn, không lệ thuộc vào sự phân bổ của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính. Thanh tra viên là những người có năng lực, kiến thức và hiểu biết về pháp luật, thường được tuyển dụng từ những người có thâm niên công tác trong các cơ quan nhà nước nhất là các cơ quan pháp luật, nhiều người là những công chức cao cấp.

Cơ quan Thanh tra giám sát hành chính thường được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương tới địa phương, có nước được tổ chức theo cấp hành chính, cơ cấu tổ chức được xây dựng khoa học, chặt chẽ. ở cấp Trung ương, cơ quan này được phân thành các đơn vị, bộ phận có chức năng độc lập. Các bộ phận chuyên môn có nhiệm vụ giám sát, thanh tra về từng lĩnh vực hoặc theo dõi một số đối tượng nhất định.

Tuy mỗi nước tổ chức Thanh tra giám sát hành chính được xây dựng, có cơ cấu tổ chức không hoàn toàn giống nhau, phạm vi thẩm quyền và hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung có những chức năng nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và công chức Nhà nước, nhằm bảo đảm sự chấp hành và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh;

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật của các đối tượng thuộc quyền giám sát (cơ quan hành chính Nhà nước, công chức Nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức được Nhà nước trao quyền);

- Điều tra, khởi tố vụ án trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện công chức vi phạm pháp luật hình sự khi thực thi công vụ (quyền khởi tố có ở cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập).

Thanh tra giám sát hành chính trên thế giới được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài chức năng nhiệm vụ trọng tâm là thanh tra giám sát hành chính, ở mỗi nước còn trao cho tổ chức này những chức năng nhiệm vụ khác để phục vụ yêu cầu quản lý, do đó hoạt động rất có hiệu quả, ví dụ như ở Hàn Quốc có tổ chức Thanh tra và Kiểm toán gọi tắt là BAI. Người đứng đầu cơ quan này có vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, hiện nay do ông Shiyong Lee - Thủ tướng Chính phủ kiờm Tổng Thanh tra Kiểm toán Hàn Quốc đứng đầu. BAI có nhiệm vụ: Xác nhận các quyết toán về thu và sử dụng ngân sách quốc gia; kiểm toán các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức được Nhà nước trao quyền và trờn cỏc lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; Thanh tra nghĩa vụ hành chính của các cơ quan và công chức nhà nước. ở Lào có tổ chức Thanh tra và Kiểm tra Đảng. ở Trung Quốc có Bộ Giám sát hành chính và Uỷ ban Kiểm tra Đảng tạo thành mô hình ‘‘một nhà - hai cửa’‘. Đứng đầu cơ quan là một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị - là thành viên của Chính phủ kiêm Phó Bí thư Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương. ở các địa phương, người đứng đầu cơ quan cũng kiêm giữ chức vụ Phó Bí thư Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của địa phương. ở Ai Cập, cơ quan Giám sát hành chính gọi tắt là ACA có quyền giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức Nhà nước, các tổ chức kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội, hợp tác xã sản xuất kinh doanh, các công ty xây dựng và các tổ chức khỏc cú hợp đồng kinh tế với Nhà nước, có quan hệ về mặt tài chính với Nhà nước. Trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ có quyền điều tra và truy tố công chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong khi thực thi công vụ.

Hầu hết các tổ chức thanh tra, giám sát hành chính có nhiệm vụ chống tham nhũng hoặc có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. ở Ai Cập và Hàn Quốc trong tổ chức thanh tra, giám sát hành chính có bộ phận chức năng chống tham nhũng. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm toán, giám sát, các cơ quan này phân tích những nguyên nhân tình trạng quản lý yếu kém và tham nhũng, đưa ra các biện pháp loại trừ, nghiên cứu cách thức khắc phục những khiếm khuyết trong pháp luật và thể chế đã tiềm ẩn những sai trái ; đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đồng thời loại trừ nguyên nhân nảy sinh những mầm mống tham nhũng, tiêu cực.

- Giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ của các công chức Nhà nước, trừ công chức Quốc hội và Toà án.

- Giám sát và thanh tra các hoạt động của các tổ chức kinh tế tư nhân, tổ chức xã hội, hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hợp đồng với Nhà nước, có quan hệ về tài chính với Nhà nước.

- Giám sát trách nhiệm của những người có quyền và nghĩa vụ về công chức hoặc được hiểu là công chức theo quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức thanh tra, giám sát hành chính tiến hành việc:

- Nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân sai phạm và tham nhũng; - Đề xuất các biện pháp khắc phục những sai lầm, sai phạm;

- Theo dõi việc thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng;

- Phát hiện những sai phạm trong quản lý hành chính, quản lý kinh tế đề xuất các biện pháp giải quyết cụ thể như phát hiện những vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính, kinh tế của các quan chức có chức vụ cao; phát hiện tội phạm trong công chức viên chức, trực tiếp xem xét điều tra những quan chức bị tình nghi có thu nhập bất chính.

Trong quá trình hoạt động tổ chức thanh tra, giám sát có những quyền hạn sau đây:

- Được quyền xem xét các hồ sơ, tài liệu kể cả tài liệu lưu trữ;

- Được quyền yêu cầu các cơ quan, công chức cung cấp những tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra;

- Được yêu cầu các nhà chức trách, trình bày về các vấn đề có liên quan; - Có quyền tạm đình chỉ công tác để điều tra bất cứ công chức nào;

- Có quyền khởi tố hành chính, bắt giữ công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ. Kết thúc điều tra, thanh tra mỗi vụ việc cơ quan thanh tra, giám sát có quyền xử lý hành chính các công chức Nhà nước tuỳ theo mức độ sai phạm; Nếu có dấu hiệu tội phạm hình sự thì chuyển sang cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, đưa ra các kiến nghị để chấn chỉnh những sơ hở yếu kém trong quản lý.

Ở CHDCND Lào và CHND Trung Hoa, kết thúc giai đoạn thanh tra, điều tra, các kết luận kiến nghị xử lý thường được thể hiện ở hai mặt xử lý kỷ luật hành chính và xử lý kỷ luật Đảng (trong trường hợp đối tượng công chức sai phạm là đảng viên) vì vậy các kết luận và kiến nghị có hiệu lực thi hành và ý nghĩa răn đe giáo dục rất lớn.

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của các cơ quan Nhà nước, ở một số nước người ta thành lập các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan hành chính. Đây không phải là mô hình phổ biến mà là một dạng tổ chức thanh tra, kiểm tra. Hiện nay có rất ít nước duy trì một loại hình thanh tra theo kiểu này. Hầu hết ở các nước châu Âu và châu á, ngoài các tổ chức thanh tra, giám sát của Quốc hội hoặc cơ quan Thanh tra, Kiểm toán người ta còn thành lập các tổ chức thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan hành chính Nhà nước như : ở cấp liên bang, bang, vùng hoặc trong các Bộ, ngành...

Tổ chức thanh tra, kiểm tra được chia làm hai loại chính :

- Các tổ chức kiểm tra, thanh tra thành lập ở Chính phủ Liên bang, các Bang, vùng hoặc các cấp hành chính. Các nước theo loại này điển hình là Mỹ, Anh, Đức...

- Các tổ chức kiểm tra, thanh tra thành lập ở Bộ, ngành (chủ yếu làm chức năng thanh tra các lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý thường gọi là thanh tra chuyên ngành).

Các nước theo loại này điển hình là Pháp, Nhật, Thụy Sỹ, Bỉ... ở Pháp mỗi Bộ có một cơ quan Tổng thanh tra, hiện nay có tới 18 cơ quan thanh tra với các quy mô lớn nhỏ khác, trong đó có Tổng Thanh tra Tài chính và Tổng Thanh tra Giáo dục Quốc gia được thành lập sớm nhất và được tổ chức chính quy, hiện đại.

Các tổ chức kiểm tra, thanh tra có chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp, các cơ quan thuộc Bộ, ngành hoặc các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của địa phương, Bộ, ngành, nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

và việc thực thi các chủ trương mệnh lệnh quản lý của các cơ quan hành chính cấp trên, đặc biệt là trong việc sử dụng kinh phí, ngân sách Nhà nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân;

- Điều tra, xem xét, kết luận, kiến nghị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị vi phạm.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tổ chức thanh tra có quyền :

- Yêu cầu cơ quan, đơn vị công chức và những người có liên quan cung cấp những thông tin tài liệu liên quan đến vụ việc, nội dung được kiểm tra, thanh tra;

- Xem xét, kết luận, giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, đơn vị hoặc công chức vi phạm trong thực thi công vụ;

- Điều tra xem xét, kết luận các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, nội dung kiểm tra, thanh tra;

- Tạm đình chỉ hoạt động, xử lý, xử phạt hành chính, áp dụng một số biện pháp hành chính đối với các công chức vi phạm (quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành);

- Kết luận kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật công chức, đình chỉ hoạt động của những cơ quan, tổ chức nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong việc chấp hành pháp luật quản lý;

- Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục sơ hở yếu kém, sai lầm trong quản lý, những nguyên nhân nảy sinh tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, góp phần kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Qua nghiên cứu những tài liệu về tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nước trên thế giới cho thấy:

(1) Việc thành lập các tổ chức kiểm tra, thanh tra ở các nước trên thế giới là yêu cầu tất yếu và là bộ phận quan trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức này ngày càng được phát triển và hoàn thiện.

(2) Mô hình tổ chức vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức kiểm tra, thanh tra phụ thuộc vào quan điểm, yêu cầu quản lý, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi nước.

(3) Hầu hết các tổ chức kiểm tra, thanh tra đều có vị trí độc lập với các cơ quan quản lý Nhà nước; các tổ chức này có những quyền hạn lớn để thực thi nhiệm vụ và độc lập trong hoạt động.

(4) Có nhiều loại hình kiểm tra, thanh tra khác nhau, một nước có thể duy trì một hoặc nhiều loại hình kiểm tra, thanh tra nhưng việc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài và kiểm tra, thanh tra nội bộ trong các cơ quan nhà nước không thay thế cho nhau mà phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.

(5) Trong hoạt động, các cơ quan kiểm tra, thanh tra đều coi trọng việc kiểm tra, thanh tra hoạt động tài chính nhằm bảo đảm việc sử dụng ngân sách Nhà nước hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra cũn cú vai trò rất quan trọng trong việc xem xét giải quyết khiếu nại của công dân, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

(6) oạt động của các tổ chức thanh tra, kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc xem xét, kết luận và xử lý vụ việc cụ thể mà còn đưa ra các đánh giá, kiến nghị mang tính vĩ mô nhằm giúp cho cơ quan nhà nướccú những biện pháp,

chủ trương, chính sách, điều chỉnh tổng thể, góp phần tăng cường kỷ cương pháp luật và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 52)