Diện tích xây dựng cở hạ tầng (ha) 20,77 18,8 25,

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 65)

4 Sè ao xây dùng (ao) 83 61 42 180

5 Tổng vốn đầu tư (tr.đồng) 27.939 27.753 16.809 46.1456 Vốn ngân sách (tr.đồng) 15.062 13.001 12.482 24.966 6 Vốn ngân sách (tr.đồng) 15.062 13.001 12.482 24.966

7 Vốn đối ứng (tr.đồng) 12.877 8.752 4.328 21.154

Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân:

Toàn tỉnh hiện có 163 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, toàn bộ số hợp tác xã này cùng tham gia vào buôn bán, cung ứng vật tư nông nghiệp các loại để phục vụ sản xuất. Hiệu quả hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh của các HTX trong tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 đã tăng lên hàng năm. Tổng số lãi từ các dịch vụ qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2007 là 3.375,56 triệu đồng, đến năm 2009 đã tăng lên là 4.987,51 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt là 3.117,49 triệu đồng. Hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đã góp phần nâng cao thù lao cho cán bộ HTX cũng như thu nhập của xã viên trong HTX. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh của HTX vẫn còn một số dịch vụ bị lỗ; dịch vụ lỗ nhiều nhất là dịch vụ điện do hạ tầng đường điện đang xuống cấp, hao tải lớn, cụ thể năm 2009 tổng số lỗ dịch vụ điện là 594,59 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2010 số lỗ đã là 391,17 triệu đồng.

Toàn tỉnh hiện có 247 cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y; 02 cơ sở đầu mối giết mổ gia cầm tập trung; 02 đầu mối giết mổ gia súc tập trung và 319 điểm kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại khu vực chợ các huyện, thành phố; lưu lượng xe vận chuyển gia súc, gia cầm lưu hành qua địa bàn tỉnh để về thành phố Hà Nội sấp sỉ 200 xe một tháng.

Lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 01 cơ sở sản xuất, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; 543 cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; 12 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đồng thời là đối tượng quản lý của bảo vệ thực vật.

Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản:

Toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh nông sản thực phẩm; 18 cơ sở sản xuất hàng lâm sản và phi thực phẩm, 8 khu đăng ký trồng rau sạch và 17 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, 7 cơ sở nuôi trồng thủy sản cũng đồng thời là đối tượng quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.

Lĩnh vực đê điều:

Là một tỉnh có nhiều hệ thống sông lớn nhỏ các loại, sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam được giao quản lý như sau:

Tổng số đê hữu Hồng (đê cấp I): 38,937 km Tổng số đê tả Đáy (đê cấp III): 49,516 km

Tổng số đê sông con :97,180km Tổng số đờ sụng Nhuệ:22,900km Tổng số đê Châu Giang:40,910km Tổng số đê Hoành Uyển: 16,715km

Tổng số đê chắn nước Hà Tõy và Duy Tiờn:16,655km Tổng số đê Bối 69,680km

Lĩnh vực công trình thủy lợi:

Toàn tỉnh hiện quản lý 50 trạm bơm với 309 máy bơm có công suất từ 1.000 – 27.000m3/h; 3.502 km kênh tưới; 1.300 km kờnh tiờu; 1.500 cống, đập, xi phông, cầu mỏng cỏc loại.

Lĩnh vực nước sạch nông thôn:

Đến năm 2010, tỷ lệ hộ dân cư được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 75%. xây dựng mới 8 công trình quy mô xã, liên xã gồm các công trình tại cỏc xó là xã Thanh Lưu, Thi Sơn, Hoà Hậu, 2 công trình tại xã Thanh Hải, công trình tại 6 xã khu C, 4 xã khu B và công trình xó Nhõn Bình.

Lĩnh vực lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng và đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp tính đến 31/12/2009 là 8.069,03 ha; diện tích đất có rừng là 7.439,05 ha trong đó có 5.408 ha là rừng tự nhiên trên núi đá và 2.031 ha rừng trồng.

Hà Nam là tỉnh có quốc lộ 1A đi qua, cửa ngõ về thành phố Hà Nội và tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình là tỉnh có diện tích đất rừng lớn, tỉnh Nam Định và Ninh Bỡnh cú cảng biển nên tính chất phức tạp trong tuần tra kiểm soát việc vận chuyển lâm sản rất phức tạp.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam hiện có 03 Ban quản lý dự án chuyên trách và thường xuyên có từ 2 đến 5 Ban quản lý dự án kiêm nhiệm làm nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý các dự án xây dựng mô hình; quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước với tổng số tiền tính bình quân trong 5 năm là: 20 hạng mục dự án ~ 150 tỷ/năm.

2.2. Thực trạng tổ chức Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh HàNam Nam

Trong tiến trình quản lý hành chính nhà nước, tùy theo điều kiện mỗi giai đoạn khác nhau, Ngành nông nghiệp & PTNT đã trải qua các mô hình tổ chức khác nhau, sơ lược như sau: Ngày 14/11/1945 thành lập Bộ Canh nông; Tháng 2/1955 thành lập Bộ Nông lâm; Cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường; Tổng cục thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp; Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi; Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thanh tra Nông nghiệp & PTNT cũng nằm trong tiến trình cải cách đó và tùy thuộc vào ý chí của người quản lý mà mô hình, cấp độ tổ chức cũng khác nhau qua từng thời kỳ, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam được thành lập năm 1997 trên cơ sở chia tách sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Hà cũ. Vì vậy, lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Thanh tra Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam được sơ lược như sau.

2.2.1. Giai đoạn chưa tổ chức Thanh tra Sở độc lập:

Từ năm 1997 trên cơ sở chia tách sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Hà cũ, cán bộ chủ yếu từ các đơn vị trong ngành và tuyến huyện chuyển lên. Từ năm 1997 đến tháng 6/2000 không thành lập tổ chức thanh tra độc lập

mà gộp trung trong phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp trong đó có 01 cán bộ làm công tác thanh tra. Tháng 7 năm 2000 bộ phận này được tách làm 02 phòng là: phòng Hành chính – Tổng hợp và phòng Tổ chức – Thanh tra, trong đó vẫn duy trì 01 cán bộ làm công tác thanh tra đến năm 2002 thì điều chuyển 01 cán bộ từ đơn vị khác về và bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Sở, cho đến lúc này có 02 cán bộ làm công tác thanh tra trực thuộc phòng Tổ chức – Thanh tra, sau đó 01 cán bộ nghỉ chế độ hưu trí nên chỉ còn 01 Phó Chánh thanh tra trực thuộc Trưởng phòng Tổ chức – Thanh tra, đến tháng 7/2004 bổ sung thêm 01 cán bộ làm công tác thanh tra, nâng số cán bộ làm công tác thanh tra lờn 02 người.

2.2.2. Giai đoạn thành lập tổ chức thanh tra sở độc lập:a) Thanh tra Sở. a) Thanh tra Sở.

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của công tác quản lý Nhà nước, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị Sở Nội vụ tham mưu trình UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 1501/2005/QĐ-UBND ngày 10/10/2005 điều chỉnh, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của toàn Ngành. Theo căn cứ đó Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam tách ra khỏi phòng Tổ chức – Thanh tra và hoạt động độc lập, Chánh Thanh tra Sở được bổ nhiệm tháng 12/2005 và bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra sở tháng 01/2007. Sau khi tổ chức thanh tra riêng biệt, biên chế cán bộ làm công tác thanh tra được tăng cường nhưng chưa vượt quá số lượng 05 người, hiện nay còn 04 cán bộ (01 người đã nghỉ chế độ hưu trí).

Thực hiện Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, ngày 12/5/2009 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 14/2009/QĐ-UBND qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Sở Nông nghiệp & PTNT; theo đó Thanh tra sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam là đơn vị cấp phòng, trực thuộc Sở.

Ngày 23/3/2010 Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam ban hành quyết định số 55/QĐ-SNN ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cỏc phũng thuộc khối Văn phòng Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam, trong đó ban hành kèm theo quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở.

Về trình độ: hiện nay toàn bộ cán bộ Thanh tra sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam đều đạt trình độ đại học: 01 đại học mỏ địa chất – Thanh tra viên Chính - Chánh Thanh tra, 01 đại học Luật – Thanh tra viên Chính - Phú Chánh Thanh tra, 01 đại học kinh tế nông nghiệp – Thanh tra viên, 01 đại học xây dựng – Thanh tra viên.

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 65)