Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra * Quyền hạn của các tổ chức thanh tra:

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 34)

* Quyền hạn của các tổ chức thanh tra:

a) Nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra thực hiện chớnh sách, pháp luật, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan thuộc Chớnh phủ. Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh; Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chớnh phủ, của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chớnh phủ giao.

- Cơ quan Thanh tra tỉnh: Thanh tra thực hiện chớnh sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhõn dõn cấp huyện, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh; Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Ủy ban nhõn cấp huỵờn, nhiều sở; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh giao.

- Cơ quan Thanh tra huyện: Thanh tra thực hiện chớnh sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhõn dõn cấp xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhõn dõn cấp xã; Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Ủy ban nhõn cấp xã, nhiều cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhõn dõn cấp huyện; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp huyện giao.

- Cơ quan Thanh tra bộ: Thanh tra thực hiện chớnh sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhõn trong phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; xử phạt vi phạm hành chớnh theo qui định của pháp luật; Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao.

- Cơ quan Thanh tra sở: Thanh tra việc thực hiện chớnh sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhõn trong phạm vi quản lý do sở phụ trách; xử phạt vi phạm hành chớnh theo qui định của pháp luật; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết khiếu nại tố cáo:

Căn cứ các qui định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2003, các cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

- Thanh tra Chớnh phủ, Tổng thanh tra có nhiệm vụ quyền hạn: Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chớnh phủ đã giải quyết nhưng cũn khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; Giúp Thủ tướng Chớnh phủ theo dừi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước; Giúp Thủ tướng Chớnh phủ xem xét lại giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh; trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật gõy

thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lơi ích hợp pháp của công dõn, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu người ra quyết định xem xét lại quyết định giải quyết đó, nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc yêu cầu không được thực hiện thì báo cáo Thủ tướng Chớnh phủ xem xét, quyết định.

- Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn về phòng ngừa, chống tham nhũng:

Nhiệm vụ phòng ngừa, chống tham nhũng của các tổ chức thanh tra nhà nước được qui định theo Luật thanh tra và Luật phòng, chống tham nhũng, cụ thể như sau:

Cơ quan thanh tra (cùng cơ quan kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, xét xử) có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo qui định của pháp luật về quyết định của mình.

Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận nội dung tố cáo về tham nhũng và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo qui định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Thanh tra chớnh phủ có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chớnh phủ có trách nhiệm sau đõy:

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.

- Xõy dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng chống tham nhũng. - Thanh tra Chớnh phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu,

đào tạo, xõy dựng chớnh sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chớnh, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra Chớnh phủ có trách nhiệm giúp Chớnh phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xõy dựng báo cáo hàng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Khi cần thiết, bộ ngành, địa phương đề nghị Thanh tra Chớnh phủ cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương mình.

Thanh tra Chớnh phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá hai mươi ngày; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị biết và nêu rừ lý do.

Việc trao đổi thông tin giữa thanh tra Chớnh phủ với bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện thông qua các hình thức được qui định tại điều 16 Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006.

d) Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác thanh tra:

Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác thanh tra của các tổ chức thanh tra được qui định tại Luật thanh tra bao gồm những nhiệm vụ của cơ quan thanh tra và những nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra, trong đó có một số nhiệm vụ, quyền hạn chính của cơ quan thanh tra như sau:

- Thanh tra Chớnh phủ: Xõy dựng văn bản qui phạm pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức làm công tác thanh tra; Tổng hợp báo

cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chớnh phủ; Tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra.

Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng.

- Thanh tra tỉnh: Hướng dẫn công tác và nghiệp vụ thanh tra hành chớnh; phối hợp với các chớnh sách, tổ chức biên chế đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở; Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh.

- Thanh tra huyện: Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhõn dõn cấp huyện.

- Thanh tra bộ: Hướng dẫn công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với thanh tra sở; hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện qui định của pháp luật về công tác thanh tra; Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh tra sở: Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện qui định của pháp luật về công tác thanh tra; Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở.

e) Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra:

Luật thanh tra qui định rừ nhiệm vụ, đầu quyền hạn của Tổng Thanh tra, Chánh thanh tra các cấp, các ngành nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thanh tra. Thủ trưởng cơ quan thanh tra là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra. Luật thanh tra qui định người đứng

đầu cơ quan thanh tra có trách nhiệm chớnh trong việc lónh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động thanh tra đối với các cơ quan thanh tra nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cùng cấp. Theo tinh thần của Luật thanh tra thì Tổng thanh tra, Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm:

- Lónh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp.

- Xõy dựng chương trình kế hoạch thanh tra trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đó.

- Đề nghị thủ trưởng cơ quan cùng cấp xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm. Có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo chánh thanh tra cấp trên về việc không nhất trí với thủ trưởng cơ quan cùng cấp về công tác thanh tra, xem xét những vấn đề mà chánh thanh tra cấp dưới chưa nhất trí với thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, đề nghị thủ trưởng cơ quan này xem xét lại, trường hợp đề nghị đó không có được giải quyết thì báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định.

Đối với Tổng thanh tra vừa là người đứng đầu cơ quan quản lý của nhà nước vừa là người đứng đầu cơ quan thanh tra Chớnh phủ có trách nhiệm lónh đạo, chỉ đạo Thanh tra Chớnh phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chớnh phủ, cụ thể là:

Quyết định thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đề nghị Bộ trưởng quyết định đình chỉ thi hành hoặc hủy bỏ những qui định do bộ đó ban hành trái với văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra; Nếu Bộ trưởng không đình chỉ hoặc hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chớnh phủ quyết định; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chớnh phủ bói bỏ những quy

định của Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh trái với văn bản của Tổng thanh tra về công tác thanh tra.

* Quyền hạn của thanh tra viên

Thanh tra viên là công chức vì vậy trong quá trình hoạt động công vụ cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi như các ngạch công chức khác, đồng thời cũng không được làm những việc mà pháp luật cấm đối với cán bộ, công chức.

Luật thanh tra, Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chớnh phủ và Quyết định số 2151/TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra, qui định nhiệm vụ, quyền hạn chung của thanh tra viên như sau:

a) Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức và qui định khác của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật liên quan.

b) Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn do Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác qui định.

Thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên chuyên ngành do Luật Thanh tra, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chớnh và các văn bản pháp luật khác qui định.

Theo qui định trong qui chế Đoàn thanh tra, trong quá trình thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đõy:

- Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo sự phận công của Trưởng Đoàn thanh tra về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phõn công

- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhõn có thông tin tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Kiến nghị Trưỏng đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra qui định tại Điều 8 của qui chế này để đảm bảo nhiệm vụ được giao.

- Kiến nghị việc xử lý những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đàon thanh tra về tớnh chớnh xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo đó.

- Tham gia xõy dựng báo cáo kết quả thanh tra;

- Thực hiện các công việc liên quan đến cuộc thanh tra khi trưởng đoàn thanh tra giao.

Một phần của tài liệu kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam (Trang 34)