CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN
1.2 TÁI CẤU TRÚC VỐN
1.2.5.1 Các đặc điềm của nền kinh tế
Mức độ hoạt động kinh doanh: Nếu dự kiến mức độ hoạt động kinh doanh gia tăng, điều đó có nghĩa là nhu cầu tài sản và vốn cũng sẽ gia tăng. Triển vọng mở rộng phát triển kinh doanh làm cho khả năng điều động trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng cấu trúc vốn.
Triển vọng của thị trường vốn: Nếu dự báo vốn vay sẽ trở nên quá tốn kém hay hiếm, chúng ta cỏ thể tăng địn bẩy tài chính ngay tức khắc. Một dự kiến lãi suất sụt giảm có thể khuyến khích chúng ta tạm hỗn việc vay nhưng vẫn duy trì một vị thế dễ điều động nhằm hưởng lợi của tiền vay rẻ hơn sau này.
Thuế suất: Do chi phí lãi vay là được khấu trừ thuế, gia tăng thuế suất áp dụng làm tăng mong muốn sử dụng nợ so với các loại vốn khác xét từ quan điểm lợi nhuận.
19
Có thể chấp nhận địn bẩy tài chính lớn hơn miễn là nền kinh tế duy trì được tính ổn định để các doanh nghiệp kinh doanh đáp ứng được các khoản chi trả nợ vay.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Các cổ đông phải nộp thuế cho phần lợi nhuận chia cho họ khi nhận cổ tức. Vì vậy, gia tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân có xu hướng khuyến khích một số doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận và sử dụng nhiều hơn lợi nhuận giữ lại để tăng trưởng. Cân đối giữa nợ và vốn cổ phần sẽ tùy thuộc vào các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.