Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 79)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG MƠ HÌNH TÁI CẤU TRÚC VỐN HỢP LÝ

3.1.1.3 Rủi ro tài chính

Lãi suất cho vay tăng. Một số ngân hàng cho vay tiền nhưng lãi suất để thả nổi chứ

không cố định. Như vậy khi lãi suất chung tăng lên, hay khi họ thấy cần thiết sẽ điều chỉnh một lãi suất mới cao hơn lãi suất ban đầu khi Công ty đến vay tiền. Khi Công ty sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn thì sẽ chịu nhiều áp lực trả lãi tăng cao, ngồi sự kiểm sốt. Lãi suất cho vay tăng là gánh nặng sống cịn của nhiều Cơng ty vì ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong khi đó, đầu ra bị thu hẹp mà để đảm bảo mức sinh lợi để chi trả lãi vay là một vấn đề nan giải đối với Công ty đang sử dụng nợ vay thời khủng hoảng. Các Công ty ngành thủy sản, vận tải và kinh doanh bất động sản đều chịu sự gia tăng lãi vay đột biến khi lãi suất cho vay tăng.

Khả năng thanh toán lãi vay giảm xuống thấp. Khả năng trả lãi vay của Công ty

thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà Công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh tốn. Nếu Công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên Cơng ty, thậm chí dẫn tới phá sản Cơng ty. Đa phần các doanh nghiệp ngành thủy sản và vận tải đều gặp khó khăn thanh tốn lãi vay năm 2008. Tình hình này đối với các Cơng ty ngành kinh doanh bất động sản thì tốt hơn. Mặc dù khả năng thanh toán lãi vay có giảm nhưng chưa rơi vào tình cảnh khó khăn.

Rủi ro từ sự biến động tỷ giá. Thơng thường, các Cơng ty có nhiều khả năng tiếp

cận với các nguồn vốn bằng các loại ngoại tệ khác đồng nội tệ của nước mình với các mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở dĩ như thế là do ngày càng có nhiều những lời chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng các đồng tiền khác, hay đơn giản bởi vì các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền khác là thấp hơn. Các khoản vay như vậy đã đẩy Công ty tới nguy cơ rủi ro khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng. Nhiều Cơng ty đã phải gánh chịu chi phí cho việc dùng đồng nội tệ để hoàn trả các khoản vay mà họ đã vay bằng đồng USD

69

đến ngày trả nợ lại tăng lên đáng kể. Điều này đã làm thay đổi kết quả kinh doanh của Công ty do sự chênh lệch tỷ giá.

Tỷ giá tăng, hàng nhập tăng giá, kéo theo giá trong nước tăng, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Các Công ty nhập nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh thì bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào gia tăng. Ngược lại, đối với Cơng ty có thị trường xuất khẩu thì có được nhiều thuận lợi, doanh thu tăng lên theo trị giá của hợp đồng như ngành thủy sản. Nhìn chung, trong năm 2008-2009, tỷ giá đã có quá nhiều biến động khiến Cơng ty khơng thể thích nghi kịp thời để ổn định sản xuất kinh doanh.

Nguy cơ rủi ro khi sử dụng nguồn vốn vay. Mặc dù, Cơng ty được chính phủ hỗ trợ

lãi suất. Nhưng nếu muốn tiếp cận vốn vay hỗ trợ, trước hết Công ty phải đáp ứng được các điều kiện cho vay thông thường như báo cáo tài chính năm trước tốt, kế hoạch kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp…. Ngồi ra, Cơng ty cịn phụ thuộc vào ngành nghề, quy mơ, uy tín để được ngân hàng xét duyệt. Đây sẽ là những rào cản ngặt nghèo cho các Công ty kinh doanh không tốt trong năm trước đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động, các Công ty đủ điều kiện vay cũng nhận thấy, nếu không cân nhắc kỹ, vay vốn dù lãi suất thấp cũng sẽ là gánh nặng.

3.1.2 Định hướng mơ hình cấu trúc vốn hợp lý

Đây là quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn khởi sự sang giai đoạn tăng trưởng, để tiếp tục duy trì sự phát triển nhằm dành lấy thị phần các công ty này đẩy mạnh mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi vì với mức tăng trưởng của các cơng ty này hiện nay thì việc mở rộng quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. Việc mở rộng quy mô sản xuất có nghĩa là tiếp tục đầu tư vào những dự án trung và dài hạn nên các công ty phải tập trung vào nguồn vốn dài hạn. Nhưng giai đoạn này rủi ro kinh doanh vẫn còn tương đối cao và nếu cấu trúc vốn thiên về thâm dụng nợ sẽ đẩy cơng ty trước một rủi ro tài chính rất lớn do bị hạn chế về khả năng thanh toán. Như vậy, các công ty sử dụng nguồn vốn nào để tiếp tục tài trợ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh?

70

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, quyết định cấu trúc nguồn vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi Cơng ty, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính mà Cơng ty có thể phải đối mặt. Mặt khác, tái cấu trúc vốn cũng là giải pháp để đưa Cơng ty vượt qua những khó khăn bên bờ vực phá sản. Tùy từng hồn cảnh cụ thể, Cơng ty lựa chọn cách tái cấu trúc nguồn vốn nhất định. Dưới đây là những định hướng để Công ty tái cấu trúc nguồn vốn nhằm tối đa, tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời phịng tránh rủi ro.

3.1.1.4 Định hướng chung

Giảm sử dụng nợ vay đến mức thấp nhất, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn. Khi mà nợ

đang là gánh nặng thanh tốn lãi vay đối với các Cơng ty, thì việc sử dụng nợ cần được Công ty xem xét kỹ lưỡng để giảm xuống mức thấp nhất có thể được để duy trì tồn tại. Các Cơng ty cần chú ý đến việc giảm nợ vay ngắn hạn trong tình hình lãi suất cho vay biến động liên tục và ở mức cao hơn 20%/năm.

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất. Sự biến động về tỷ giá, lãi suất đã khiến nhiều Công

ty gặp rủi ro không nhỏ, nhất là các Công ty ngành thủy sản. Bởi khi ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác, tỷ giá ở mức cao, nhưng khi Công ty thu tiền về, tỷ giá lại giảm xuống, khiến Cơng ty khơng những khơng có lãi từ hợp đồng mà cịn bị thua lỗ. Đối với Công ty vay ngân hàng tiền EUR để mua nguyên liệu từ các nước châu Âu, nhưng do sản phẩm xuất khẩu sang nước sử dụng đồng USD, nên Cơng ty chỉ có nguồn thu từ USD. Trong trường hợp tỷ giá EUR/USD tăng, hay ngược lại, Công ty phải sử dụng nhiều nguồn thu bằng USD từ kinh doanh để mua EUR trả nợ ngân hàng. Mặt khác, khi Công ty ký hợp đồng vay với ngân hàng, thường có 1 phần lãi suất thả nổi theo thị trường vì vậy khi lãi suất tăng làm cho chi phí trả lãi vay của Cơng ty gia tăng theo. Để phịng ngừa rủi ro cho những biến động này, Công ty cần tiếp cận đến dịch vụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng giao sau (future), quyền chọn (option), hoán đổi (swap)…

Chiến lược đầu tư chứng khoán hợp lý. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy

thoái, diễn biến phức tạp, Cơng ty cần có chiến lược thận trọng, khơng nên đổ dồn nguồn vốn vào chứng khoán mà cần tập trung cho việc cải thiện hoạt động kinh

71

doanh để giảm chi phí, hạ giá thành. Hầu hết các Công ty của 3 ngành thủy sản, vận tải và kinh doanh bất động sản đều đầu tư vào chứng khoán. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động của Cơng ty rơi vào khó khăn.

3.1.1.5 Định hướng theo tình hình cụ thể của Công ty

Đối với Công ty kinh doanh thua lỗ (ngành thủy sản: MPC, ngành vận tải: GMD):

về mặt tài chính, sự thua lỗ khiến cho giá trị tài sản của Công ty bị giảm đi và tất yếu vốn chủ sở hữu cũng bị giảm theo. Nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra, vốn chủ sở hữu sẽ bị hao hụt nhanh chóng, vơ hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính càng đe dọa sự tồn tại của Cơng ty. Để giảm lỗ, Công ty cần cắt bớt những chi phí khơng cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu gọn ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành đầu vào... từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng.

Đối với Cơng ty có EBIT âm, nợ nhiều, khó khăn trong khả năng thanh toán lãi vay (ngành thủy sản: AGF, BAS, CAD, FBT, MPC; ngành vận tải: GMD, MHC, VSG, VSO) thì việc phát hành nợ là khơng thể được vì Cơng ty đang đối đầu với chi phí

kiệt quệ tài chính. Để duy trì sản xuất và củng cố nguồn vốn hoạt động, Công ty cần phải thực hiện một số việc sau:

1. Nghiên cứu giảm bớt các định phí hoạt động như nguyên vật liệu, nhân cơng, chi phí tài sản cố định, qua đó tăng khả năng cạnh tranh, giảm giá thành.

2. Bán bớt những tài sản cố định không cần thiết để giảm bớt rủi ro kinh doanh và huy động tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn.

3. Phát hành cổ phần mới - là phương án cuối cùng khi Công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ và đang đối mặt với mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính. 4. Tìm đối tác có năng lực cạnh tranh trong ngành để sáp nhập, huy động các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nếu có thể, kể cả nguồn vốn FDI để giảm chi phí vốn và có được lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất từ đối tác nước ngoài.

72

3.2 GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN TP.HỒ CHÍ MINH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN TP.HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Giải pháp từ các Công ty niêm yết cho 3 ngành thủy sản, vận tải và kinh doanh bất động sản

3.2.1.1 Ứng dụng linh hoạt lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn trúc vốn

Theo lý thuyết trật tự phân hạng của tài trợ doanh nghiệp, đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại; rồi mới đến phát hành nợ mới; và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới. Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi Công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là khi mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính làm cho các chủ nợ cũng như giám đốc tài chính lo âu.

Sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ đầu tư là nguồn vốn được ưu tiên xếp hàng đầu.

Nguồn tài trợ này có chi phí sử dụng vốn thấp. Khơng tốn chi phí giao dịch hay chi phí phát hành. Khơng mất thời gian huy động.

Hạn chế sử dụng nguồn vốn vay. Trong tình hình thị trường lãi suất biến động, không ổn định thì việc vay nợ ngân hàng địi hỏi Cơng ty cân nhắc thận trọng. Khi Công ty ký hợp đồng vay với ngân hàng, thường có 1 phần lãi suất thả nổi theo thị trường vì vậy khi lãi suất tăng làm cho chi phí trả lãi vay của Cơng ty gia tăng theo. Các Cơng ty có thể lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Trái phiếu chuyển đổi là một chứng khoán cho phép người nắm giữ nó quyền để hốn đổi trái phiếu lấy cổ phần. Tỷ lệ hoán đổi thường được đo lường bằng tỷ lệ chuyển đổi, tức là, số cổ phần mà nhà đầu tư nhận được cho mỗi trái phiếu. Đơi khi tỷ lệ hốn đổi được diễn tả theo giá chuyển đổi, tức là, mệnh giá của trái phiếu phải giao hoàn để nhận được một cổ phần. Tỷ lệ hốn đổi này được cơng bố trước vào khoảng thời gian xác định trước. Thông thường, bao giờ người phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng dành cho người mua quyền quyết định có chuyển đổi sang cổ phiếu hay không. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền không chuyển sang cổ phiếu nếu tại thời điểm chuyển đổi, Công ty làm ăn không tốt.

73

Trái phiếu chuyển đổi giống như một gói gồm một trái phiếu và một quyền chọn mua. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi không được nhận cổ tức và việc chuyển đổi làm lỗng giá cổ phần. Khi Cơng ty gặp vấn đề rủi ro mất khả năng thanh toán, thì khơng những quyền chọn chuyển đổi khơng có giá trị mà cịn có một trái phiếu khơng có giá trị. Mặt khác, Cơng ty có thể buộc chuyển đổi bằng cách thu hồi trái phiếu trước thời hạn. Công ty thực hiện điều này khi giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi cao hơn giá thu hồi.

Công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi huy động được vốn với chi phí thấp hơn: lãi suất của phần trái phiếu trong phát hành trái phiếu chuyển đổi thường bao giờ cũng thấp hơn là lãi suất khi phát hành trái phiếu. Cơng ty có đánh giá tín dụng thấp, nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao sẽ có khả năng phát hành trái phiếu chuyển đổi ở gần mức lãi suất thị trường nhờ độ hấp dẫn về cơ hội chuyển đổi thành cổ phiếu tăng trưởng. Khi Công ty không thể tăng nợ theo cách thơng thường vì tỷ lệ nợ của Công ty đã quá cao. Phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể là một lựa chọn nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn. Việc thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu cũng được coi tương tự phát hành tăng vốn cho các nhà đầu tư chiến lược với thặng dư vốn cao.

Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi có nhiều ưu điểm vượt trội đối với Cơng ty phát hành, đồng thời hấp dẫn với nhà đầu tư. Năm 2009 - 2010 là năm hội tụ nhiều ưu điểm cho việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Nền kinh tế vừa qua đáy và đang ở vào giai đoạn đầu của chu kỳ hồi phục, tiềm năng tăng trưởng của Công ty trong trung và dài hạn trở nên sáng sủa hơn, điều này tạo cơ sở cho kỳ vọng vào giá cổ phiếu trong tương lai.

Thực tế có những cơng ty đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi:

HAG, phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 1.450 tỷ đồng dưới dạng phát hành riêng lẻ. Những điều khoản chính của trái phiếu bao gồm: lãi suất 0% kỳ hạn 1 năm, quyền chuyển đổi thuộc về trái chủ, giá phát hành 100% mệnh giá, giá chuyển đổi được xác định bằng chiết khấu 20% của bình qn giá đóng cửa 15 ngày giao dịch liên tiếp trước ngày 6/10/2009 (giá bình quân 123.267

74

đồng/cp), Nhà đầu tư được quyền tự do chuyển nhượng trái phiếu nhưng khống chể tỷ lệ sở hữu của NĐTNN không quá 49%. Số tiền thu được từ đợt phát hành, HAG sử dụng cho các dự án như: Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Kinh Tè, dự án căn hộ Hoàng Anh Incomex, dự án Phú Hoàng Anh giai đoạn 2, dự án trồng cây cao su, dự án thủy điện và bổ sung vốn lưu động.

VFC, phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi theo hình thức phát hành riêng lẻ. như sau:

Loại trái phiếu phát hành: Trái phiếu chuyển đổi Mệnh giá trái phiếu: 100,000 VNĐ/ trái phiếu Tổng mệnh giá trái phiếu: 150,000,000,000 VNĐ Kỳ hạn trái phiếu: 01 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)