Các đặc tính của ngành kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN

1.2 TÁI CẤU TRÚC VỐN

1.2.5.2 Các đặc tính của ngành kinh doanh

Các biến động theo mùa vụ: Các ngành có doanh số biến động lớn theo mùa vụ thường có tỷ lệ nợ vay tương đối lớn.

Các biến động theo chu kỳ: Nếu doanh thu của một ngành kinh doanh thay đổi lớn qua một chu kỳ kinh doanh thì khả năng điều động và rủi ro cần được xem xét trong việc hoạch định nguồn vốn sử dụng. Việc tăng địn bẩy tài chính là khơng nên vì rủi ro khơng thể đáp ứng mức chi trả đòi hỏi cao. Một phát hành nợ lớn đáo hạn trong vòng vài năm sắp tới của kỳ suy thối có thể báo hiệu cái chết của doanh nghiệp. Tính chất của cạnh tranh: Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên tính cách tạm thời (ngành may mặc) cấu trúc vốn thường nghiêng về vốn cổ phần hơn nợ do rủi ro quá cao của việc không thể đáp ứng các chi trả vốn vay. Ngược lại, các doanh nghiệp có tính chất độc quyền (điện ga, nước, điện thoại,…), lợi nhuận dường như ổn định và dễ dự báo nên cấu trúc vốn nghiêng về sử dụng nợ.

Giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ: Các ngành kinh doanh sinh ra, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là suy tàn. Khi ngành kinh doanh đang ở thời kỳ non trẻ, tỷ lệ thất bại sẽ cao. Nguồn vốn chủ yếu là vốn mạo hiểm. Rủi ro trong giai đoạn đầu tiên sẽ vượt quá sức hấp dẫn của địn bẩy tài chính. Trong thời kỳ phát triển, cần chú ý đến khả năng điều động để đảm bảo khi tăng trưởng chúng ta có thể tìm được vốn khi cần. Khi ngành kinh doanh đạt tới mức độ trưởng thành, chúng ta chuẩn bị đối phó với các tác động tài chính của các biến động lớn theo mùa vụ và theo chu kỳ

20

doanh số. Nếu suy giảm, chúng ta sẽ xây dựng một cấu trúc vốn cho phép dễ dàng thu hẹp các nguồn vốn sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)