CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN
2.1 TỔNG QUAN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008
Khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã tàn phá thị trường tài chính Mỹ và nhiều nước trên thế giới, để lại đằng sau nhiều ngân hàng, nhiều quỹ đầu tư phá sản và nhiều tổ chức tài chính khác chìm ngập trong cơn bão tài chính.
Ngun nhân trực tiếp
Chứng khốn hóa các khoản cho vay dưới chuẩn
Chứng khốn hóa và việc ra đời các sản phẩm của q trình này như chứng khốn đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về cơng cụ tài chính. Tuy nhiên, vì sự xuất hiện
29
của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khốn hóa như hợp đồng hốn đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mơ hình giám sát tài chính của Mỹ trước khủng hoảng khơng đủ năng lực giám sát các rủi ro này.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lịng tin của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi cịn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.
Cho vay dưới chuẩn có nghĩa là người có vốn (ngân hàng) cho vay những người có lịch sử (q khứ) tín dụng xấu. Theo đó, chủ nợ nhận thức rõ rằng chất lượng khoản cho vay của mình là xấu; rủi ro tín dụng được bù đắp chủ yếu bằng lãi suất cho vay cao và còn bằng tài sản thế chấp.
Thực tế, thị trường nhà ở của Mỹ bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính tồn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.
Theo ước tính của các chuyên gia, dư nợ cho vay dưới chuẩn tăng từ 160 tỷ USD năm 2001 lên 540 tỷ USD năm 2004 và trên 1,300 tỷ USD năm 2007. Ngoài ra, trong 22,000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12,000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4,000 tỷ USD là nợ xấu.
30
Bong bóng bất động sản
Bong bóng nhà ở vỡ làm nhiều người vay tiền ngân hàng đầu tư nhà không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến cho tài sản tịch biên không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân hàng rơi vào khó khăn.
Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thối, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6.5% xuống cịn 1.75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong mơi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để khơng. Năm này, bong bóng nhà ở phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV năm 2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3.3%. Thời điểm đó, tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ USD.
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì khơng thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Nguyên nhân sâu xa: cấp quá nhiều vốn vào thị trường
Theo nhà phân tích chiến lược Igor Nikolayev của Cơ quan kiểm tốn tư FBK - tác giả của bản nghiên cứu thị trường chứng khoán: “Tăng trưởng cao, sụt giảm thấp”,
31
nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của vấn đề này chính là việc cấp quá nhiều vốn vào thị trường.
Theo nghiên cứu của Nikolayev, ông sử dụng mức cấp vốn cho thị trường để đo tỷ lệ GDP như là một biện pháp riêng lẻ để biết giá trị nằm ở đâu tại thời điểm cho sẵn. Nó được tính bằng việc chia tồn bộ giá trị thị trường chứng khốn của tất cả các cơng ty giao dịch công khai trong 1 nước theo GDP của họ. Phép đánh giá này cũng áp dụng cho việc cấp vốn cho thị trường toàn cầu và GDP tồn cầu.
Cách tính tốn này được các giả thuyết của Nikolayev khẳng định một cách đầy đủ. Tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP ở mức 40-60% trong thế kỷ 20. Mức tăng trưởng chóng mặt của những năm 1990 đã đẩy tốc độ đó lên mức kỷ lục 118% vào năm 1999, theo sau là một cuộc suy thối vĩ mơ tồn cầu khi bắt đầu bước sang năm 2000.
Sau đó đến năm 2002, tỷ lệ này lại sụt giảm xuống 73%, rồi tăng lại lên 122% vào năm 2007- mức tăng trên 100% trước khi bắt đầu cuộc suy thoái.
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị mà có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai. Cuộc khủng hoảng thế chấp tại Mỹ chỉ là chất xúc tác cho tiến trình này. Nếu nó khơng xảy ra, thì cũng có một thứ khác thay thế. Một sự sụt giảm mạnh trong tỷ lệ cấp vốn vào thị trường chứng khoán của các nước khác nhau là điều tất yếu, cũng giống như là sẽ tất yếu dẫn đến cuộc suy thoái GDP.