Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đến nền kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN

2.1 TỔNG QUAN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008

2.1.3 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đến nền kinh

tế Việt Nam.

Thị trường chứng khoán

Các nghiên cứu cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thơng và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

32

Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn Tp.Hồ Chí Minh Hình 2.5 – Biểu đồ VN-Index tháng 8/08 đến 7/09. Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các

quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.

Hai là, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến thị trường

chứng khoán Việt Nam là ở yếu tố tâm lý. Yếu tố tâm lý đã làm cho thị trường chứng khốn Việt Nam bao phen lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khốn lên thì mua khơng được, ngược lại khi giá rớt thì chỉ tồn lệnh bán mà khơng có lệnh mua. Tâm lý mua bán theo đám đông này trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm

phát. Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ thị trường. Trong giai đoạn

này, các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường. Nhưng từ cuối tháng 9/2008 đến tháng 3/09, rất nhiều thông tin tốt về nền kinh tế được phát đi như lãi suất cơ bản và giá xăng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã khơng nhận được những phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khốn cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm. Điều đó cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã khơng cịn quan tâm đến các thơng tin tốt từ nền kinh tế trong nước nữa. Cái mà họ quan tâm là diễn biến tình hình giao dịch ở các thị trường chứng khốn Mỹ, Anh, Nhật Bản…thế nào và sẽ có hành vi đầu tư tương tự. Yếu tố tâm lý

33

trở thành một rào cản khơng nhỏ cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy thị trường chứng khốn.

Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam do có những đặc điểm khác so với thị trường Mỹ, chưa có khung pháp lý cho việc "chứng khốn hóa” bất động sản nên chưa có việc các ngân hàng phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp. Vì vậy, tuy có hạn chế về huy động vốn cho thị trường bất động sản nhưng chưa có những rủi ro do "chứng khốn hóa" bất động sản gây nên. Song, do việc cho vay mua bán bất động sản dễ dãi như cho vay mua bất động sản đến 70% giá trị thế chấp, cho vay tín chấp hoặc thế chấp bằng chính dự án với số vốn lớn để đầu tư bất động sản nên từ tháng 9 đến tháng 12/08, khi thị trường trầm lắng, giá bất động sản giảm mạnh (Giá căn hộ ở Tp.Hồ Chí Minh giảm gần 20%). Bất động sản mất tính thanh khoản. Người vay gặp khó khăn thanh tốn lãi vay cho ngân hàng.

Hình 2.6 Biểu đồ biến động giá căn hộ ở Tp.Hồ Chí Minhtháng 7/08 đến 4/09

Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam đã giảm rõ rệt.

Nguồn: Hiệp hội bất động sản Việt Nam

34

Hình 2.7 - Vốn FDI đăng ký mới vào bất động sản năm 2008 và 6 tháng năm 2009

Ngành thương mại

Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn (Mỹ, EU, Asean, Úc và khu vực Đông Nam Á) đều giảm, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường này giảm mạnh. Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sụt giảm mạnh. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sả, dầu thơ, dệt may, gạo,… đều có mức tăng trưởng rất thấp và đi xuống.

Hình 2.8 - Giá trị xuất khẩu từ tháng 7/08 đến tháng 6/09

0 1 2 3 4 5 6 7 7/08 8 9 10 11 12 1/09 2 3 4 5 6

Tổng giá trị xuất khẩu Thủy sản Dệt may Gạo Tỷ USD Nguồn: Tổng Cục thống kê 4,528 8,795 8,867 636 629 827

Quý 1/08 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1/09 Quý 2

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư ĐVT: Triệu USD

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)