CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN
3.1 ĐỊNH HƯỚNG MƠ HÌNH TÁI CẤU TRÚC VỐN HỢP LÝ
3.1.1.5 Định hướng theo tình hình cụ thể của Công ty
Đối với Công ty kinh doanh thua lỗ (ngành thủy sản: MPC, ngành vận tải: GMD):
về mặt tài chính, sự thua lỗ khiến cho giá trị tài sản của Công ty bị giảm đi và tất yếu vốn chủ sở hữu cũng bị giảm theo. Nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra, vốn chủ sở hữu sẽ bị hao hụt nhanh chóng, vơ hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính càng đe dọa sự tồn tại của Công ty. Để giảm lỗ, Cơng ty cần cắt bớt những chi phí khơng cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu gọn ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành đầu vào... từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng.
Đối với Cơng ty có EBIT âm, nợ nhiều, khó khăn trong khả năng thanh toán lãi vay (ngành thủy sản: AGF, BAS, CAD, FBT, MPC; ngành vận tải: GMD, MHC, VSG, VSO) thì việc phát hành nợ là khơng thể được vì Cơng ty đang đối đầu với chi phí
kiệt quệ tài chính. Để duy trì sản xuất và củng cố nguồn vốn hoạt động, Công ty cần phải thực hiện một số việc sau:
1. Nghiên cứu giảm bớt các định phí hoạt động như nguyên vật liệu, nhân cơng, chi phí tài sản cố định, qua đó tăng khả năng cạnh tranh, giảm giá thành.
2. Bán bớt những tài sản cố định không cần thiết để giảm bớt rủi ro kinh doanh và huy động tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn.
3. Phát hành cổ phần mới - là phương án cuối cùng khi Công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ và đang đối mặt với mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính. 4. Tìm đối tác có năng lực cạnh tranh trong ngành để sáp nhập, huy động các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nếu có thể, kể cả nguồn vốn FDI để giảm chi phí vốn và có được lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất từ đối tác nước ngoài.
72