Vận dụng quan điểm toàn diện

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ DỰ ÁN

4.4. Vận dụng quan điểm toàn diện

4.4.1. Cơ sở lý thuyết:

Quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu

tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó. Mặt khác, chúng ta phải

xem xét nó trong mối liên hệ với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2 nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát

và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”.

Hơn thế nữa, quan điểm tồn diện địi hỏi, để nhận thức được sự vật cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ trọn vẹn.

=> Tránh việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc khi nhận thức được sự vật.

Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó.

=> Quan điểm tồn diện chân thực địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.

4.4.2. Phân tích tình huống cụ thể trong thực hiện dự án:

* Tình huống 1: Vội nhập hàng khi thấy tình hình kinh doanh khả quan

- Theo kế hoạch, mỗi thành viên được phân cơng cần hồn thành KPI là bán ra được 15 tượng nhỏ + 10 tượng lớn + 5 tranh cát.

- Trong vài ngày đầu khi mở bán sản phẩm, dự án thu về được sự quan tâm khá cao và do đó số lượng tượng được bán ra trong những ngày này đạt con số rất tốt. Trung bình mỗi thành viên cũng tự bán và vượt hơn 60% KPI ban đầu đặt ra.

- Khi tình hình kinh doanh khả quan như vậy, nhóm đã nhập thêm 1 lơ tượng mới là 100 tượng nhỏ (con số tối thiểu để nhập hàng). Lý do đưa đến quyết định nhập hàng:

+ Trong một đợt hàng sẽ có những tượng chỉ duy nhất một mẫu hoặc là có người yêu cầu mẫu mới => Phục vụ nhu cầu mua của khách hàng

+ Muốn có thêm lợi nhuận để gây quỹ

+ Bởi lúc bấy giờ, các thành viên gần như sắp hoàn thành KPI của mình, bản thân cũng chỉ cịn dư một vài sản phẩm và nghĩ rằng lượng dư đó sẽ được bán lẹ ra ngoài => Tự tin sẽ bán được hết sản phẩm

- Ngay khi nhập hàng mới về thì đúng như kỳ vọng rằng mọi người rất hào hứng mua tượng.

- Tuy nhiên, thị trường nhỏ lẻ của dự án bắt đầu bão hồ và lượng người mua ít lại rõ rệt. Lúc này, nhóm mới bắt đầu họp lại, thống kê số lượng tượng còn chưa được bán ra. Và, con số tồn kho rất lớn, tầm 100 tượng cả lớn nhỏ. Vấn đề:

+ Thứ nhất, mỗi cá nhân khi nhìn vào số lượng tượng cịn của mình thấy ít và nghĩ là có thể giải quyết được. Tuy nhiên, nhìn trên diện rộng, nếu cộng thêm lượng tượng nhập đợt sau và nhóm có 12 thành viên, số lượng tượng tồn đọng nhân lên => Tồn kho quá lớn

+ Thứ hai, quá tập trung vào lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai mà khơng tính tốn rằng lợi nhuận liệu có cịn tốt như lúc ban đầu nếu điều kiện hoàn cảnh thay đổi. Nhóm đã bỏ qua vấn đề rằng mình sẽ bán cho đối tượng khách hàng nào tiếp theo.

=> Ở đây, mỗi cá nhân tự đánh giá về khả năng kinh doanh của mình nhưng lại đưa

ra quyết định chung cho cả một dự án. Chính việc khơng vận dụng quan điểm tồn

diện khi nhận thức một vấn đề đã dẫn đến hậu quả là mất công sức, thời gian để giải quyết hàng tồn kho.

* Tình huống 2: Đối tượng khách hàng nhỏ

- Từ ban đầu, nhóm chỉ đặt KPI vừa với khả năng mà mỗi thành viên có thể tự quảng cáo và thu hút người mua. Đối tượng khách hàng lúc này lại theo kế hoạch mà bị thu hẹp trong phạm vi là mua bán cho người quen.

- Nhưng đây là dự án chỉ bán một vài sản phẩm trong khoảng thời gian ngắn, nên người mua phải càng nhiều càng tốt. Cái cần là khách hàng mới bởi tỉ lệ mua hàng lần hai của khách cũ không cao.

- Nhưng do ban đầu khi bán được nhiều cho những người thân quen, nhóm thấy tình hình khả quan nên quên mất cần mở rộng phạm vi đối tượng mua hàng. Điều này dẫn đến việc khối lượng người quen hết và lượng mua sản phẩm dừng lại.

=> Nhóm ban đầu đã có cái nhìn khơng thơng suốt khi chỉ nghĩ gần cho tình hình trước mắt mà khơng tính đường dài về đối tượng khách hàng mới.

4.4.3. Khẳng định, kết luận:

- Việc vận dụng quan điểm toàn diện đã cho nhóm cái nhìn sâu, rộng, đúng đắn về vấn đề của các hoạt động kinh doanh mình đã thực hiện. Nhờ vào lý thuyết đó của Mác- Lênin mà nhóm mới có thể phát hiện và hiểu ra được lý do cũng như hậu quả tất yếu của các quyết định chưa đúng đắn. Nhận thức và cố gắng khắc phục những hạn chế, nhanh chóng giải quyết các vấn đề trên bằng cách mở ra chương trình thanh lý tượng tồn kho với giá rẻ để hoàn lại vốn.

- Từ vấn đề nêu trên nhóm càng nhận thức rõ hơn về vai trị quan trọng của quan điểm tồn diện khi nhìn nhận một vấn đề trong kinh doanh:

+ Khách quan về mọi hoạt động và quyết định. Phải đặt việc mua bán

trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Có nghĩa là, phải làm sao vừa thỏa mãn nhu cầu mua của khách hàng, vừa đảm bảo khả năng bán hết hàng hoá.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 76 - 79)