Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ DỰ ÁN

4.9. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

4.9.1. Cơ sở lý thuyết

*Khái niệm mâu thuẫn:

- Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

- Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

*Các nhân tố chính:

- Mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là tiền đề tồn tại của nhau. Các mặt đối lập tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội. - Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng. Theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mặt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra cân bằng.

- Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.

*Tính chất chung của mâu thuẫn:

- Tính khách quan - Tính phổ biến

- Tính đa dạng, phong phú

*Quá trình vận động của mâu thuẫn:

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập có sự đấu tranh gay gắt và ở điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận động và phát triển.

*Ý nghĩa phương pháp luận:

- Tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, áp dụng nguyên tắc phân đơi cái thống nhất để có cách giải quyết phù hợp.

- Cần có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn.

4.9.2. Phân tích tình huống 4.9.2.1. Đề tài mới - Đề tài cũ: 4.9.2.1. Đề tài mới - Đề tài cũ:

Sau vài ngày các thành viên tự chuẩn bị ý tưởng và phương hướng hoạt động mong muốn, một cuộc bình chọn trực tuyến đã được diễn ra nhằm chọn ra phương án phù hợp với định hướng của nhóm. Theo số lượt bình chọn, thống nhất ban đầu của nhóm là đề tài “Container Cảm Xúc”. Tuy nhiên trong thống nhất này vẫn còn chứa rất nhiều mâu thuẫn như vấn đề về sự sáng tạo, tính khả thi cũng như cách thức đo lường. Khi mâu thuẫn đã chín muồi, tức là khi các thành viên đều nhìn nhận ra vấn đề của đề tài cũ, đưa ra và bảo vệ hướng giải quyết của riêng mình thì nhóm đã tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng cách tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu của từng ý kiến, đưa ra nhận xét một cách khách quan. Cuối cùng nhóm đã quyết định được ý tưởng dự án phù hợp nhất với tình hình lúc bấy giờ - dự án “Tượng”. Và cũng chính vì giải quyết được các vấn đề đặt ra của “Container Cảm Xúc” mà “Tượng” đã được 12 thành viên tán thành triển khai và tạo thành một dự án thống nhất mới.

4.9.2.2. Cung - Cầu:

Tô tượng là hoạt động đang rất thịnh hành trong cộng đồng các bạn trẻ nói riêng cũng như trong trường nói chung. Vì vậy ban đầu cầu nhiều vượt quá số lượng cung 200 tượng và 100 tranh cát mà nhóm nhập về để gây quỹ. Điều đó cũng phần nào làm giảm uy tín của nhóm khi vừa đăng thơng báo 2 ngày đã khơng cịn hàng theo yêu cầu của người mua. Để giải quyết mâu thuẫn này, nhóm đã quyết định nhập hàng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. “Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận động và phát triển”. Thật không may, sau khi nhập thêm 100 tượng nhỏ về, sức mua của các bạn sinh viên đã khơng cịn như trước nhưng số lượng

cung lại còn thừa lại khá nhiều. Vì vậy, nhóm đã quyết định thanh lý số hàng cịn lại để kịp tiến độ qun góp, thống kê và báo cáo theo kế hoạch.

4.9.2.3. Mục tiêu - Thời gian:

Mục tiêu của nhóm ban đầu là sẽ cố gắng gây quỹ được 3 triệu và sẽ dùng toàn bộ số tiền giúp đỡ 2 em nhỏ ở vùng bản cao thông qua dự án “Nuôi em”. Tuy nhiên thời gian 2 tuần khơng đủ để nhóm có thể hiện thực hóa mục tiêu của mình. Nhóm đã thực hiện kế hoạch kêu gọi quyên góp song song với việc bán tượng và tranh cát để gây quỹ. Tuy nhiên chỉ với 2 ngày kêu gọi cũng khơng đủ để nhóm có thể đạt được con số 3 triệu như dự định ban đầu. Sau khi họp bàn, đón nhận đóng góp nhiều chiều từ các thành viên, mọi người đã cùng nhau phân tích, tìm ra ngun nhân và các hướng giải quyết và đi tới thống nhất sẽ hạ mục tiêu xuống để đảm bảo tính khả thi của dự án.

4.9.2.4. Mong muốn - Khả năng:

Khoảng thời gian tháng 6 thường xuyên xảy ra những cơn mưa lớn, bên cạnh đó, lịch học và lịch thi của các lớp cũng gây rất nhiều khó khăn cho nhóm trong việc lựa chọn những địa điểm xa trường để triển khai buổi tô chung. Theo mong muốn ban đầu của nhóm, buổi tơ chung sẽ được diễn ra trong lớp học sau 17 giờ 30, khi lớp học ca chiều cuối cùng kết thúc để thuận tiện cho sinh viên tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia. Tuy nhiên nhóm nhận thấy với số lượng tập trung lớn sau giờ học nhưng chỉ với 12 thành viên thì rất khó để kiểm sốt và dọn dẹp nếu có tình huống khơng may xảy ra như sơn dính vào các mảng tường trắng trong lớp, người tham gia ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các anh chị năm 3 học ca tối, chú bảo vệ khó chịu làm khơng khí mất vui,... Để có thể đảm bảo buổi tơ chung diễn ra trọn vẹn và để lại nhiều kỷ niệm khó qn trong lịng người tham gia, nhóm đã quyết định từ bỏ mong muốn ban đầu và hướng tới sự lựa chọn phù hợp với khả năng của các thành viên trong nhóm hơn. Từ đó, nhóm thống nhất chọn rooftop với không gian nhỏ hơn, khơng có những khoảng tường trắng để thuận tiên hơn trong công tác dọn dẹp.

4.9.3. Kết luận và bài học kinh nghiệm

Trong q trình làm việc nhóm ln tồn tại song song nhiều mâu thuẫn nhưng thông qua việc phân tích, tìm ra ngun nhân và các hướng giải quyết, dự án của nhóm đã có nhiều cơ hội để thay đổi, hồn thiện hơn. Bên cạnh đó, nhóm cũng rút ra nhiều bài học để có thể làm tốt hơn nếu có cơ hội thực hiện các dự án khác trong tương lai:

- Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân để có thể giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. - Không ngại đối mặt với mâu thuẫn, tiếp tục đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngừng sáng tạo để giải quyết các mâu thuẫn nhằm phát dự án và trau dồi khả năng của bản thân.

- Khi đối mặt với mâu thuẫn cần giữ sự bình tĩnh, sáng suốt, hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của mâu thuẫn để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 94 - 98)