Vận dụng quan điểm thực tiễn

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ DỰ ÁN

4.6. Vận dụng quan điểm thực tiễn

4.6.1. Cơ sở lý thuyết:

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là q trình con người sử dụng cơng cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã

hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con người với thế giới bên ngồi. Thực tiễn là hoạt động có tính chất lồi (lồi người). Hoạt động đó khơng thể tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Chủ thể không phải là một vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Cho nên xét về nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội. Thực tiễn là hoạt động vật chất gắn liền với sự biến đổi tiến bộ của tự nhiên xã hội loài người nhằm cải tạo tự nhiên xã hội. Những hoạt động vật chất nào đi ngược lại với khoa học tự nhiên và xã hội thì khơng gọi là hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức. Mọi nhận thức đều bắt nguồn từ thực tiễn, tác động vào sự vật hiện tượng buộc nó bộc lộ thuộc tính trên cơ sở đó khái quát, rút ra bản chất của sự vật hiện tượng, biến nó thành vật cho ta. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm nhận thức, thước đo để đánh giá nhận thức. Thước đo không cố định, luôn luôn vận động, phát triển, nhưng vẫn đủ để kiểm nghiệm nhận thức và lý luận, vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Từ thực tiễn mà con người sáng tạo ra các phương pháp để cải tạo chính thực tiễn.

4.6.2. Phân tích tình huống cụ thể trong thực hiện dự án:

*Quá trình quyết định chọn lựa hình thức gây quỹ:

Trải qua một quá trình khảo sát thực tiễn tại địa phương cũng như trên các trang mạng xã hội và bàn bạc lâu dài giữa các thành viên trong nhóm với nhau, cả nhóm đã thống nhất lựa chọn hình thức gây quỹ phù hợp với nội dung của dự án chính là kinh doanh các mặt hàng có sẵn từ nguồn cung hợp lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể ở đây là tượng, tranh cát và các vật dụng kèm theo.

Việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh là tượng và tranh cát trong giai đoạn thực hiện dự án là một quyết định đã thông qua các hoạt động quan sát thực tiễn, đã được thực tiễn chứng minh thông qua mức độ phổ biến rộng khắp không những qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Instagram,... Thêm vào đó, thời điểm diễn ra dự án gần với ngày 01/06 - Ngày Quốc tế Thiếu nhi, điều đó lại càng nâng cao thêm được giá trị xã hội

cũng như ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn hiện tại, khi đa phần những đối tượng học sinh, sinh viên ngày nay đều có những trải nghiệm tốt đẹp và hồi bão về việc tô tượng, tranh cát, và đồng thời với cả đối tượng hỗ trợ mà dự án muốn hướng đến - trẻ em.

Ngoài ra, do địa điểm kinh doanh của nhóm là Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh (FTU2), thiếu những địa điểm có thể giúp cho các bạn sinh viên giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng, hay để giải tỏa những áp lực cuộc sống từ những nguồn khác nhau như câu lạc bộ - hội - nhóm, đời sống hằng ngày,... Thế nên, dựa trên thực tiễn đó, nhóm cho rằng việc bán tượng và tranh cát là hoạt động phù hợp với hiện thực, mang tính cải biến tự nhiên và xã hội, giúp một phần nào đó thay đổi bầu khơng khí căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học dài và căng thẳng trên giảng đường. Và việc kinh doanh tượng và tranh cát đã được thực tiễn chứng minh là hợp lý, khi mức độ lan tỏa của dự án không chỉ dừng lại ở FTU2, mà còn lan tỏa ra những cá nhân, cộng đồng thuộc những khu vực khác.

*Quá trình liên hệ giữa lý luận với thực tiễn để đưa ra đối tượng khả thi nhất mà dự án có thể hướng đến:

Với vai trò là một dự án kinh doanh định hướng gây quỹ nhằm mục đích cơng tác xã hội, để xác định được đối tượng cụ thể mà hoạt động CTXH là mục tiêu tối cần thiết của dự án. Xét thấy cần phải cụ thể hóa mục tiêu đối tượng giúp đỡ để có thể tận dụng nguồn quỹ một cách hiệu quả hơn, đem lại thay đổi lớn hơn cho hồn cảnh được hướng đến. Nhóm đã thống nhất đối tượng được giúp đỡ bởi nguồn quỹ sẽ là một hoàn cảnh trẻ em đang gặp khó khăn, đang gặp thiếu thốn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nhóm chưa vận dụng tốt quan điểm thực tiễn ở những ngày đầu hoạch định định hướng phát triển của cả dự án. Mục đích cụ thể hóa đối tượng là nhằm đầu tư triệt để nguồn quỹ gây được, hỗ trợ đối tượng đó một cách sâu hơn, thay vì bao quát trên diện rộng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dự án chỉ là một dự án gây quỹ do sinh viên tổ chức, chưa đủ khả năng và ảnh hưởng sâu rộng để có thể tìm hiểu, tiếp cận và tận tay trao tiền quỹ cho đối tượng nêu trên.

Cụ thể hơn, như đã nêu, dự án chỉ do một nhóm sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tổ chức và điều hành, khó có thể tiếp cận sâu rộng để có thể thu thập thơng tin của từng hồn cảnh khó khăn cụ thể, cũng không thể trực tiếp thăm hỏi và trao tận tay số tiền được gây quỹ như đã được tính trước. Hơn nữa, với đối tượng gây quỹ

mà nhóm hướng đến là trẻ em thì lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm thơng tin do các chính sách bảo vệ thơng tin cho trẻ. Cùng với đó, việc tận tay trao gửi khoản tiền được quyên góp cho các đối tượng cần được giúp đỡ là một việc không khả thi khi đối tượng hướng đến là trẻ em. Trên thực tế, để có thể thăm hỏi các em nhỏ trong hồn cảnh đặc biệt cần có những thủ tục pháp lý cụ thể, có sự xem xét của người bảo hộ của các em; điều đó lại càng là một rào cản lớn về mặt thời gian cũng như pháp lý cho dự án gây quỹ nhỏ do một nhóm sinh viên tổ chức như “TƯỢNG”.

Với tất cả các vấn đề trên, tất cả thành viên của nhóm đã đồng ý về việc kế hoạch ban đầu đã chưa phù hợp với thực tế, năng lực của nhóm, cần phải tái định hướng lại mục tiêu của nhóm. Cuối cùng, nhóm đã thống nhất với nhau sẽ quyên góp số tiền gây quỹ cho một dự án có tầm cỡ và uy tín mang tên “Ni em”. Nhận thấy dự án “Nuôi em” là một dự án có mức độ đáng tin cậy cao, được điều hành và quản lý bởi anh Hoàng Hoa Trung - Forbes 30 Under 30 Vietnam cùng với những thành viên dày dặn kinh nghiệm, giải pháp đóng góp nguồn tiền mà nhóm gây quỹ được cho dự án “Ni em” là một giải pháp tối ưu và nhận được nhiều sự đồng thuận nhất nhờ vào quá trình vận dụng quan điểm thực tiễn vào quá trình hoạch định chiến lược trong mục tiêu chung của nhóm.

4.6.3. Khẳng định, kết luận:

Với tình huống và giải pháp nêu trên, chúng ta có thể thấy được vai trị của lý luận và thực tiễn cũng như sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong mọi hoạt động nói chung của con người và hoạt động kinh tế – xã hội dưới mơ hình dự án cơng tác xã hội nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mang tính định hướng cho hoạt động của chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn khi mà cả thực tiễn và lý luận đã có những biến đổi to lớn như hiện nay.

Từ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Để có nhận thức đúng, có chủ trương chính sách đúng cho hoạt động đổi mới kinh tế-xã hội nhất thiết phải đảm bảo được sự phù hợp với thực tiễn, gắn chủ trương chính sách với thực tiễn, phải bám vào thực tiễn, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận.

- Để khắc phục được sự lạc hậu về nhận thức, về chủ trương chính sách thì nhất thiết nhận thức cũng như chủ trương chính sách phải thường xuyên được bổ sung hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn.

- Không được coi trọng lý luận mà xem thường thực tiễn, điều đó sẽ dẫn tới mắc bệnh chủ nghĩa giáo điều, ngược lại không được coi trọng thực tiễn mà xem thường lý luận, dẫn tới mắc bệnh chủ nghĩa kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)