Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ DỰ ÁN

4.5. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể

4.5.1. Cơ sở lý thuyết:

- Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hồn tồn bản chất ban đầu của sự vật.

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và q trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hồn cảnh khác nhau trong khơng gian và thời gian khác nhau.

- Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:

+ Khi nghiên cứu, nhận thức về một sự vật hiện tượng nào đó thì cần tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của nó trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi những quy luật nào. Việc tìm hiểu này phải trải dài từ quá khứ, hiện tại đến dự đoán định hướng trong tương lai.

+ Khi phân tích sự vật, hiện tượng, cần đi sâu và xét trên nhiều góc độ, hoàn cảnh cụ thể: sự vận động giữa chất và lượng, mốc đánh dấu bước nhảy vọt, những mâu thuẫn nằm ở giai đoạn nào và ảnh hưởng ra sao đến sự vận động, phát triển, những lần phủ định biện chứng, sự thay thế giữa cái cũ và mới, mối tương quan với các sự vật, hiện tượng khác,..

+ Sau khi tìm hiểu tồn diện về đối tượng thì phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng vào sự vật, hiện tượng một cách linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện, hồn cảnh riêng biệt, khơng rập khn máy móc.

+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi sự bao quát các sự kiện, biến cố trong nghiên cứu khoa học và lịch sử nhân loại nhưng không được liên kết một cách ngẫu nhiên, không được mơ tả một cách vụn vặt đơn lẻ mà địi hỏi phải phản ánh, xâu chuỗi các dữ kiện thành một mạch logic chặt chẽ, có trình tự nhân quả thống nhất.

4.5.2. Phân tích tình huống cụ thể trong thực hiện dự án:

* Tìm hiểu và xác định căn cứ trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể:

- Biểu hiện trực tiếp:

+ Nhóm được giao thực hiện một dự án. Với điều kiện cụ thể là sinh viên Kinh tế, đã được học tập một số mơn đại cương về kinh tế, nhóm đã tận dụng cơ hội để thực hiện kinh doanh để gây quỹ từ thiện;

+ Bối cảnh thị trường đang nổi lên trào lưu tô tượng và tranh cát trở lại, nhóm dự đốn sinh viên sẽ có nhu cầu tham gia vào trào lưu này do đa số sinh viên đều từng tham gia hoạt động này khi còn nhỏ và nay muốn tham gia lại hoạt động;

+ Nhóm thấy được nhu cầu của sinh viên và khả năng cung ứng của bản thân trong hoàn cảnh, cân nhắc các yếu tố về nguồn cung, địa điểm bán, thời gian bán, tác động của đối thủ cạnh tranh,... để ra các quyết định kinh doanh;

+ Mặt hàng tượng và tranh cát trong trường học và trong khu vực chưa có ai kinh doanh theo mơ hình này, vì vậy việc bước vào thị trường sẽ dễ dàng hơn nhưng sẽ gặp nhiều trở ngại khi đi tiên phong.

⇒ Như vậy, nhóm đã khơng xem xét sự vật hiện tượng một cách đơn lẻ mà đặt trong tương quan mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, nhìn từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.

- Biểu hiện ẩn sau các hệ quả:

+ Đặc điểm của sinh viên là thích những trào lưu, đặc biệt là các trào lưu có liên quan đến những ngày thơ ấu. Ngồi ra, sinh viên sẽ có xu hướng mua ủng hộ bạn bè với giá cả phải chăng;

+ Con người nói chung có xu hướng thích mua hàng rẻ, đặc biệt là sản phẩm với mục đích từ thiện;

+ Quy luật cung cầu: Khi có cầu ắt sẽ có cung.

* Phân tích sâu và tồn diện đối tượng:

- Nhóm đã có sự xác thực dự đoán về trào lưu và nhu cầu ở sinh viên bằng cách tiến hành khảo sát các sinh viên thuộc nhiều khoá và chuyên ngành khác nhau để đi đến kết luận về nhu cầu của sinh viên đối với việc tô tượng và tranh cát;

- Nhóm khảo sát giá thị trường trên địa bàn Quận Bình Thạnh và Quận 1, phát hiện giá của sản phẩm tượng và tranh cát cao hơn so với khả năng đáp ứng cho sản phẩm đối với đối tượng sinh viên, khiến cho sinh viên do dự. Mặt khác, nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng khơng có nhiều thời gian để đến các địa điểm tơ tượng;

- Nhóm có kiến thức về các quy luật kinh tế: Khi giá giảm thì cầu sẽ tăng, chính điều này đã thơi thúc nhóm đi tìm nguồn cung giá rẻ để đẩy mạnh nhu cầu ở nhóm khách hàng mục tiêu;

- Mốc nhảy vọt là khi nhóm tìm được nguồn hàng ở xưởng với giá rất rẻ so với giá bán thị trường, đáp ứng được nhu cầu cung cấp của nhóm dự án ở giá rẻ nhất.

⇒ Như vậy, nhóm đã có sự phân tích chặt chẽ, tồn diện, vận dụng các mối liên hệ tốt để tiến hành kinh doanh tượng và tranh cát.

* Giải pháp đặc thù:

- Theo lẽ thường, nhóm dự án sẽ tiến hành kinh doanh các mặt hàng ở mức nhu cầu thấp hơn trong tháp nhu cầu Maslow (Ví dụ: Nhu cầu sinh lý: Bán các loại bánh, kẹo,... để dễ bán và tiếp cận được đông đảo sinh viên). Tuy nhiên, trong bối cảnh trào lưu tô tượng và tranh cát đang lên, nhóm đã có quyết định tiếp cận đến thị trường mặt hàng ở mức nhu cầu cao hơn này (Nhu cầu được giải trí - Thuộc nhóm Nhu cầu an tồn). Nếu

trong điều kiện thời gian khác, nhóm sẽ khơng tiếp cận được đơng đảo khách hàng mục tiêu nếu thực hiện kinh doanh mặt hàng này, nhưng trong hồn cảnh xu thế này, nhóm đã nhìn nhận được tiềm năng và nhảy vào thị trường và đạt được thành công. Nếu xét theo điều kiện không gian, việc bán tượng sẽ gặp nhiều trở ngại hơn do nhóm bán hàng là sinh viên Ngoại thương, và chỉ có thể tại Đại học Ngoại thương, bằng các mối quan hệ và sự thấu hiểu nhóm khách hàng, nhóm mới có thể bán được với doanh số tối ưu nhất.

* Mạch logic chặt chẽ, liên kết thống nhất các sự kiện:

- Mạch logic: Xu hướng tô tượng và tranh cát quay trở lại -> Người tiêu dùng có hứng thú và có nhu cầu -> Thị trường đẩy giá lên cao -> Người tiêu dùng lưỡng lự.

- Phản ứng: Khảo sát nhu cầu mua tượng của sinh viên -> Xác thực độ lớn của nhu cầu -> Tìm nguồn cung giá hợp lý -> Bán sản phẩm ra thị trường với giá cạnh tranh -> Người tiêu dùng mua hàng, thỏa mãn nhu cầu -> Dự án có lợi nhuận cho mục đích.

4.5.3. Khẳng định, kết luận:

Tóm lại, nhóm nghiên cứu đã có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá điều kiện hồn cảnh lịch sử cụ thể để có thể đưa ra kết luận và giải pháp mang tính đặc thù, khác với cách thông thường. Trong từng giai đoạn của quy trình lựa chọn mặt hàng kinh doanh, nhóm đã phân tích từng điều kiện cụ thể tác động đến khả năng bán hàng của nhóm và khả năng mua hàng của người mua, phân tích các mối tương quan, các mối liên hệ phổ biến để có những giải pháp đặc thù, hợp lý, giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. Xun suốt q trình đó, dù gặp khơng ít khó khăn, nhóm vẫn bình tĩnh để nhìn nhận các yếu tố chi phối đến hoàn cảnh, xâu chuỗi các dữ kiện thu thập được để đưa ra quyết định linh hoạt theo điều kiện. Chính nhờ sự tuân thủ tốt quan điểm lịch sử - cụ thể, nhóm đã có hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh của mình, tạo nên tiền đề vững chắc cho các hoạt động sau.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)