Quy luật Lượn g Chất

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ DỰ ÁN

4.8. Quy luật Lượn g Chất

4.8.1. Cơ sở lý thuyết

*Các khái niệm:

Phạm trù “Chất”:

- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

- Chất của các sự vật là những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật. Nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật hiện tượng. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi.

- Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật mà còn vởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. - Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó cịn phụ thuộc vào sự thay đổi về phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.

Phạm trù “Lượng”:

- Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật trên các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác. Ví dụ như dài 3 mét, nặng 20 ki-lô-gram…

- Đồng thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát. Ví dụ: ba mẹ thương con rất nhiều, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật kém…

- Cũng giống như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vơ vàn chất. Do đó, sự vật cũng có vơ vàn lượng. - Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau. Một chất nhất định của sự vật có lượng tương ứng với nó.

*Quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng:

“Độ”:

- Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật”.

- Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.

- Ví dụ về “độ”: Ở nhiệt độ thường, dù tăng hay giảm nhiệt độ ( Từ 0 độ C → 100 độ C), nước vẫn ở trạng thái lỏng.

“Điểm nút”:

- Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút”.

- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.

“Bước nhảy”:

- Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.

Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.

- Sự thay đổi về lượng rồi ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Bởi khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện: thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. - Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.

- Q trình đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

*Ý nghĩa phương pháp luận:

● Tôn trọng cả hai loại chỉ tiêu chất và lượng, nhận thức tồn diện.

● Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể thay đổi chất, đồng thời phát huy tác dụng của chất mới.

● Khắc phục tư tưởng nơn nóng tả khuynh, bảo thủ hữu khuynh. ● Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy

● Phát huy vai trị của tính năng động chủ quan.

4.8.2. Phân tích tình huống

4.8.2.1. Sự lựa chọn chủ đề và hình thức triển khai dự án

Việc lựa chọn chủ đề và hình thức triển khai dự án được tiến hành như sau theo từng bước cụ thể. Đầu tiên, tất cả các thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ suy nghĩ về một chủ đề cũng như cách triển khai chủ đề đó sao cho hợp lý nhất có thể. Với những thời hạn được đặt ra rõ ràng và cụ thể, tất cả các thành viên trong nhóm mỗi người đã có cho bản thân mình một ý tưởng và hướng thực hiện kế hoạch ấy. Sau đó, nhóm tiến hành bình bầu trực tuyến dựa trên quan điểm cá nhân về hai trên tổng số đề tài được trình bày. Kết quả cụ thể thu được đề tài “Container Cảm Xúc” đạt nhiều lượt bình chọn nhất và đã được chọn để đem ra thảo luận tiếp. Ta có thể thấy rằng quy luật lượng chất đã thể hiện vai trị của mình ở việc nếu một trong các ý tưởng nào đó tích đủ số lượng bình chọn thì đến một lúc nào đó khi số lượt bình chọn của ý tưởng đó vượt q sự tín nhiệm đối với các chủ đề cịn lại. Ý tưởng đó sẽ được đưa vào bàn luận một cách sâu sắc hơn để chứng minh tính khả thi và tối ưu của nó, tăng thêm sự tin tưởng của các thành viên về đề tài được chọn. Và cũng đến một lúc nào đó, sự tín nhiệm ấy ngày một lớn dần và đã đến

lúc chính ý tưởng ấy được đưa vào vận hành một cách chính thức. Tại thời điểm này, ý tưởng ấy khơng cịn là của riêng một cá nhân nào nữa mà đã chuyển thành một dự án của tất cả thành viên trong nhóm. Nói một cách khác, hiện tượng đổi chất đã diễn ra tại đây, từ cái riêng chuyển thành cái chung, từ cái bộ phận thành cái tồn thể với một hình thức hồn tồn mới mẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế đề tài “Container Cảm Xúc” sau khi nhận bình chọn cao nhất và tiến vào bước thảo luận sau, đã bị bác bỏ vì khơng có tính mới và khó tạo ra giá trị đo lường được. Trước tình huống đó, tất cả thành viên trong nhóm lập tức tìm ra một ý tưởng mới chính là “Tượng” thay thế giải quyết được các vấn đề kể trên của đề tài cũ. Cũng chính nhờ vào sự tối ưu đó mà “Tượng” được tất cả các thành viên trong nhóm tán thành và đã trở thành một dự án được triển khai chính thức, hồn tồn tích đủ lượng để đổi chất.

4.8.2.2. Tính hồn thiện của dự án

Dự án “Tượng” chính là tinh thần đồng tâm hiệp lực của một tập thể nhóm đồn kết, keo sơn. Cùng với đó, một trong những yếu tố đóng góp vào sự hồn thiện của dự án chính là sự phân công công việc cho từng thành viên. Áp dụng bản chất của quy luật lượng - chất rằng “Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng”, trưởng Dự án đã tiến hành chia Ban và đồng thời giao các đầu việc về cho các Trưởng Ban triển khai. Các trưởng Ban sau khi nhận được nhiệm vụ lại phân nhỏ những phần việc ấy thành các công việc chi tiết cụ thể và chia đều cho các thành viên trong Ban của mình. Sau khi đã nắm rõ được nhiệm vụ của mình, từng thành viên thực hiện cơng việc của mình.

Thời gian trơi qua, từng đầu việc nhỏ được hồn thành, dẫn đến các phần việc lớn hoàn thành rồi rộng hơn nữa là cả dự án được vận hành trơn tru. Cơ sở để từ những ý nghĩ, những dòng chữ đơn sơ trở thành một hoạt động, dự án chỉn chu là sức lực và cả trí lực của tất cả các thành viên trong nhóm. Khi tích đủ lượng, chất sẽ biến đổi, trở nên hồn thiện hơn. Từ đó, càng ngày có nhiều cơng việc được hồn thành cùng với thời gian trở nên ít hơn, điều này địi hỏi các thành viên phải dồn nhiều công sức hơn, hành động hết tốc lực để mang lại những giá trị cao hơn trước giai đoạn nước rút của dự án. Đó

chính là điển hình cho việc chất mới được sinh ra sẽ tác động trở lại và tạo nên những biến đổi mới về lượng.

4.8.2.3. Hoạt động kinh doanh, qun góp cho dự án “Ni Em”

Theo lý thuyết, khi thuộc tính cơ bản của một sự vật hiện tượng thay đổi thì chất của sự vật hiện tượng đó thay đổi theo. Bên cạnh đó, thuộc tính cơ bản ở đây mang tính tương đối dựa vào mối quan hệ mà ta đang xem xét. Cụ thể trong trường hợp này, dự án “Tượng” được thực hiện trên nền tảng dự án “Ni Em” và cụ thể số tiền qun góp cho một em là 1.450.000đ/em/năm. Điều này có nghĩa là nếu tập thể nhóm muốn thực hiện qun góp cho nhiều em thì lợi nhuận thu được phải chính bằng những bội số càng lớn của con số vừa kể trên. Theo các điều khoản của hoạt động qun góp “Ni Em”. Nếu số tiền qun góp được “ni” khơng đúng và vừa đủ số em thì phần dư sẽ được chuyển vào cơng tác xây trường.

Với mục tiêu ủng hộ cho một hồn cảnh cụ thể, nhóm đã thu được lợi nhuận tương ứng với số tiền nuôi 1.5 em, tức là nuôi được một em nhỏ. Và cho dù số tiền được phục vụ cho công tác nuôi cơm các bé nhỏ hay xây trường thì đó cũng chính là những tấm lịng của tập thể nhóm dành cho những hồn cảnh kém may mắn trong cuộc sống. Bởi lẽ, chất ở đây là tiền, khi tích đủ lượng sẽ chuyển thành những nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người, mà cụ thể ở đây là các trẻ nhỏ có hồn cảnh khó khăn. Mặt khác, chính những sự đồng cảm của từng thành viên trong nhóm đã tích lũy dần và biến thành những hành động thiết thực, là động cơ cho cả dự án thiện nguyện mang đầy tính nhân văn và ý nghĩa. Ắt phải có những tình cảm chân thành ấy thì tất cả mọi người trong nhóm mới có thể hợp sức để vận hành dự án một cách nhịp nhàng, thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng thụ hưởng.

4.8.3. Kết luận và bài học kinh nghiệm 4.8.3.1. Kết luận: 4.8.3.1. Kết luận:

Dựa vào việc ứng dụng các tính chất và quan điểm lý thuyết của quy luật lượng - chất, nhóm đã có những góc nhìn và cách giải quyết hiệu quả hơn với các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành dự án. Tuy nhiên, để quy luật lượng - chất phát huy đúng

vai trị của nó thì mỗi cá nhân trong tập thể cần phải nắm vững lý thuyết và áp dụng hiệu quả vào cơng việc để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, quy luật lượng - chất địi hỏi sự kiên trì, thấu đáo của mỗi thành viên và sự đoàn kết trên toàn thể để đạt được hiệu quả.

4.8.3.2. Bài học kinh nghiệm:

Thơng qua dự án, nhóm đã nhận ra được tầm quan trọng và tính ứng dụng thực tiễn của Quy luật lượng - chất nói riêng và Triết học Mác-Lênin nói chung. Trên cơ sở đó, nhóm cũng đã nhận thức rằng bản thân từng thành viên cần không ngừng nâng cao tri thức bản thân về những lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là Triết học Mác-Lênin. Trái với nhận định của một bộ phận người học rằng Triết học là khô khan và hàn lâm, Quy luật lượng - chất thuộc phạm vi Triết học Mác-Lênin đã chứng minh được tính hữu dụng của nó trong cơng cuộc tìm ra lời giải cho những bài tốn hóc búa phát sinh khi vận hành dự án, cụ thể được trình bày như trên. Chính vì thế, bản thân mỗi chúng ta khơng nên nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách hời hợt mà phải tìm hiểu bản chất rõ ràng để tìm ra hướng đi đúng đắn cho chính mình.

Nắm bắt và áp dụng được quy luật lượng - chất, chúng ta có thể tập trung để tích lũy lượng, phát triển bản thân một cách nhẫn nại, kiên trì và đến một lúc nào đó, việc đổi chất tất yếu sẵn sàng xảy ra. Khi ấy, chúng ta phải biết nắm bắt thời cơ, tránh trì trệ để đạt được những hoa thơm trái ngọt trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ta cần linh hoạt phát huy tính năng động, chủ quan để “đi tắc, đón đầu”, xúc tiến quá trình đổi chất và không ngừng phát triển theo thời gian.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm 5 TƯỢNG (1) (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)