1.2.2.1. Mơ hình quản trị đại học tại Indonesia
Ễ • • • •
Theo Đoạn 1, Điêu 1 Luật Cộng hịa Indonesia Sơ 6 năm 2011, thì GDĐH là cấp học sau giáo dục trung học. Các trường đại học cung cấp các chương trình cấp bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sì và các chương trình đào tạo chương trình chuyên nghiệp, đào tạo chuyên gia. Bên cạnh đó, Điều 1, Luật Cộng hịa Indonesia số 12 năm 2012 đã đề cập đến bốn mục tiêu của GDĐH bao gồm: (1) Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và tự chủ; (2) Tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có năng lực về khoa học và cơng nghệ vì lợi ích quốc gia; (3) Tạo ra khoa học và cơng nghệ vì sự tiến bộ của dân tộc; (4) Thực
hiện các dịch vụ cộng đồng để thúc đẩy phúc lợi chung và giáo dục quốc gia. GDĐH ở Indonesia bao gồm: các trường đại học, các học viện, các trường cao đắng và bách khoa. Hiện nay các trường đại học công lập và tư thục ở Indonesia chịu sự quản lý của Bộ nghiên cứu, Công nghệ và GDĐH của Cộng hòa Indonesia.
Thực hiện quản trị tốt đã trở thành một trong những chương trình cải cách GDĐH ở Indonesia. Điều này đã được đề cập trong chương trình nghị sự của Bộ Giáo dục quốc gia ở Republik Indonesia, Indonesia đã thông qua chiến lược dài hạn về GDĐH (HELTS) 2003-2012. Với việc thực hiện quản trị tốt, tất cả các trường đại học công lập tại Indonesia đã cải thiện đáng kể chất lượng của mình trước cơng chúng và nâng cao lịng tin của cơng chúng với vai trò của các trường đại học. Thực hiện quản trị tốt trong GDĐH liên quan đến trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chương trình và các hoạt động được lập kế hoạch và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động.
Quy định số 4 năm 2014 của Chính phủ Cộng hòa Indonesia cũng nêu rằng tự chủ trong quản lý trường đại học được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sal: Trách nhiệm giải trình, minh bạch, phi lợi nhuận, đảm bảo chất lượng, hiệu lực và hiệu quả (Điều 33). Trường đại học tự chủ quản lý bao gồm hàn lâm và phi hàn lâm (Điều 22 khoản 3). Khía cạnh học thuật là hoạt động kinh doanh
chính trong trường đại học, trong khi các khía cạnh phi học thuật (giáo dục, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng) như một hoạt động hồ trợ như tài chính, tài sản, tổ chức và nguồn nhân lực góp phần to lớn vào việc đạt được các mục tiêu của trường đại học, do đó cũng địi hỏi sự chú ý cao.
Luật Cộng hòa Indonesia số 20 năm 2003 quy định hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo dục bao gồm các hoạt động như: kiểm soát và việc thiết lập đảm bảo chất lượng, hoạt động này nên được áp dụng cho cả chương trình học và cơ sở giáo dục bền vững. Trong Peraturan Pemerintah Nomor 4 Tahun 2014 (Quy chế của Chính phủ Cộng hịa Indonesia số 4 năm 2014) giải thích cơ sở và mục đích cũng như khả năng của các trường đại học trong việc thực hiện quyền tự chủ, được đánh giá độc lập bởi trường đại học (Điều 22, 23, 24, 25 và 26) với việc thiết lập tổ chức giám sát và đảm bảo chất lượng trong trường đại học (Điều 28c, và 29 Đoạn 7). Do đó, vai trị của ủy ban kiểm tốn trong việc giám sát và kiểm soát việc quản lý, và kiểm tốn nội bộ sẽ giúp ích cho việc quản lý là rất quan trọng trong các trường đại học.
Điều 51 Luật Cộng hòa Indonesia số 20 năm 2003 đã quy định một số nguyên tắc liên quan đến hoạt động quản lý của cơ sở GDĐH đó là: nguyên tắc giải trình, đáp ứng và minh bạch. Tại Quy định của Chính phủ Cộng hòa Indonesia số 17 năm 2010 đã bổ sung thêm nguyên tắc đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả và trách nhiệm giải trình trong quản lý giáo dục (Muhi, 2010). Tống cục Giáo dục của nước này đã đưa ra các nguyên tắc về quản trị tốt trường đại học, gồm 8 ngun tắc sau: Tính minh bạch; Trách nhiệm giải trình với các bên liên quan; Trách nhiệm; Tính tự chủ; Cơng bằng; Đảm bảo chất lượng và sự phù hợp; Hiệu quả và hiệu quả; Phi lợi nhuận. Cụ thể:
- Nguyên tẳc minh bạch: Nguyên tắc này được thực hiện thông qua cơ
chế kiểm tra, cân bằng nhằm tránh xung đột lợi ích cũng như nhiều vị trí. Để hồ trợ việc thực hiện nguyên tắc, đơn vị kiểm toán của trường đại học và khoa sẽ kiểm soát hiệu trưởng và trưởng khoa.
-Trách nhiệm giải trình với các bên liên quan: Nguyên tăc trách nhiệm giải trình cung cấp sự rõ ràng về sứ mệnh và mục tiêu của trường đại học. Nhiệm vụ và mục tiêu này phải phù hợp với nhiệm vụ của Chính phủ (các bên liên quan) và cơ quan tổ chức. Nguyên tắc này khuyến khích việc thiết lập cơ chế hệ thống đảm bảo chất lượng, đơn vị kiểm toán và hệ thống này phải hoạt động đúng chức năng. Nguyên tắc trách nhiệm giải trình cũng khuyến khích việc đạt được các chỉ số hoạt động trong các kế hoạch chiến lược, kế hoạch làm việc, hoạt động và kế hoạch ngân sách. Để khuyến khích việc thực hiện ngun tắc trách nhiệm giải trình, trường đại học phải thực hiện một hệ thống thơng tin kế tốn và hệ thống quản lý tài chính có thể được kiểm toán.
-Nguyên tắc trách nhiệm: Ngun tắc trách nhiệm có thể được thực hiện thơng
qua quy chế đại học, sự chuyển dịch vị trí, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng thành phần của tổ chức. Có một bản mơ tả cơng việc rõ ràng của nhân viên và quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) trong trường đại học.
-Tính tự chủ: Dựa trên nguyên tấc tự chủ, việc ra quyết định của trường đại
học cần phải tách biệt khỏi Chính phủ hoặc pháp nhân phi lợi nhuận sở hữu nó. Hơn nữa, trường đại học cũng khơng phải là một phần mở rộng của bộ máy hành chính.
-Nguyên tắc công bằng: Trong việc thực hiện nguyên tấc công bằng, quá trình
tuyển dụng nhân viên dựa trên năng lực và thành tích. Việc áp dụng hệ thống khen thưởng (khuyến khích và khơng khuyến khích) phù họp trong việc quản lý nhân viên.
-Nguyên tắc đảm bảo chat lượng và mức độ phù hợp: Việc thực hiện đảm bảo
chất lượng và tính phù họp thơng qua hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (hệ thống đảm bảo chất lượng) và bên ngoài (kiểm định chương trình học), chứng nhận giảng viên chuyên nghiệp, phản hồi từ sinh viên, nghiên cứu điêu tra (sau đại học) và khảo sát người dùng.
thông qua hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn (kế hoạch chiến lược) và hàng năm (Kế hoạch hoạt động hàng năm và Ngân sách).
-Nguyên tắc phi lợi nhuận: Theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tồn bộ ngân sách
cho các hoạt động cịn lại có thể không được chia sẻ. Điều này phải được tái đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như sự phát triển của các cơ sở đại học.
Quản trị đại học tốt ở Indonesia về cơ bản là quản lý cơ cấu tổ chức, quy trình kinh doanh, chương trình và hoạt động trong một kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của trường đại học. Để đạt được mục tiêu, QTĐH tốt đưa ra một số nguyên tắc thiết yếu (Tổng cục GDĐH Indonesia, 2014), đó là tính minh bạch, trách nhiệm giải trình (với các bên liên quan), trách nhiệm, tự chủ trong việc ra quyết định, công bằng, đảm bảo chất lượng và tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả, cũng như phi lợi nhuận. Các nguyên tắc QTĐH tốt cần được phát triển trong tất cá các hoạt động học thuật và quản lý đại học.
1.2.2.2. Mơ hình quản trị đại học tại Sri Lankan Ễ • • • •
Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka là một đảo quốc với dân số khoảng 20 triệu người, được coi là "Hòn ngọc Ân Độ Dương", đảo quốc này nằm cách khoảng 33 dặm ngồi khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn
Độ. Sri Lanka có một hệ thống giáo dục khá phát triển với hơn 96% biết đọc và viết, đây là quốc gia có tỷ lệ biết chừ cao nhất Nam Á và đa số các nước đang
phát triển khác.
Hệ thống GDĐH của Sri Lanka chủ yếu được tiến hành dưới sự giám sát của ủy ban cấp phép Đại học, được kiểm soát bởi Bộ GDĐH. ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) là cơ quan cấp cao nhất của hệ thống Đại học ở Sri Lanka, được
thành lập vào ngày 22/12/1978 theo Đạo luật về các trường đại học số
16 năm 1978, đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì quản trị tơt trong hệ thống Đại học Sri Lanka. Các chức năng của UGC bao gồm lập kế hoạch và điều phối GDĐH, phân bổ ngân sách cho các cơ sở GDĐH, duy trì các tiêu chuẩn học tập và quy định việc tiếp nhận sinh viên vào các cơ sở GDĐH. Ở cấp độ quốc gia tổng thể, mơ hình quản trị nên do Bộ GDĐH chuẩn bị với sự hướng dẫn của ủy ban Tài trợ Đại học. Đạo luật Đại học số 16 năm 1978 và e/ • •••••• các thơng tư của ủy ban là những văn bản quản trị quan trọng ở Sri Lanka. Các thành viên cần tuân thủ các nguyên tắc quản trị.
Sự họp tác giữa Bộ GDĐH, ủy ban Tài trợ Đại học và các trường đại học thành cơng trong việc duy trì quản trị tốt trong hệ thống GDĐH Sri Lanka theo các cơng cụ chính mà các cơ quan chuyên trách xác định để quản trị tốt liên quan đến các trường đại học Sri Lanka gồm:
-Thượng viện: Theo quy định tại Phan-VII, tiểu mục 46 của Đạo luật Đại học
số 16 năm 1978, Thượng viện sẽ là cơ quan học thuật của trường đại học. Thượng viện gồm có: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và trợ lý hiệu trưởng, các
Trưởng khoa, Trưởng các Bộ môn, Giáo sư thường trực của trường đại học, Thủ thư và hai thành viên được bầu từ khoa. Đây là sự phân quyền để thực hiện các quyết định từ cấp trên thay mặt cho các thành viên trong khoa. Các quyết định quan trọng được thực hiện trong hội đồng giảng viên bao gồm các chương trình được cung cấp, thay đổi trong chương trình giảng dạy, yêu cầu về bằng cấp và chính sách nhập học được thực hiện với sự chấp thuận của Thượng viện.
-Hội đồng quản trị: Mỗi trường đại học ở Sri Lanka đều có một Hội đồng quản
trị. Hội đồng quản trị là một cơ quan độc lập hoạt động giữa các trường đại học và các cơ quan bên ngoài nơi họ chịu trách nhiệm. Hội đồng là cơ quan đại diện cho trường đại học trước cái đối tượng ngoài xã hội và ngược lại. Theo Phần-VII tiểu mục 44 và 45 của Đạo luật Đại học số 16 năm 1978, Hội đồng Quản trị sẽ là cơ quan điều hành và quản trị của trường đại
học. Những người tham gia bao gôm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trợ lý Hiệu trưởng, các trưởng khoa, hai thành viên do thượng viện bầu trong số các thành viên của khoa và các thành viên do ủy ban tài trợ đại học chỉ định. Các e/ • • •
•
chức năng chính của Hội đồng bao gồm: nắm giữ và kiểm soát tài sản của trường đại học, điều chỉnh các chức năng của trường đại học theo Đạo luật Đại học, quản lý quỹ, chuẩn bị các dự tốn tài chính, xây dựng luật, bổ nhiệm giám
định, bổ nhiệm hội đồng phúc lợi, thay mặt trường đại học ký kết các hợp đồng, tư vấn về việc thôi giữ chức vụ và thực hiện mọi quyền hạn khác của trường đại học. Hội đồng quản trị chuẩn bị kế hoạch chiến lược dài hạn cho các trường đại học và giám sát quá trình thực hiện của họ.
- Thực hành ngân sách và quản lý tài chính: Thực hành ngân sách và quản lý tài chính được thực hiện dựa trên Thơng tư của ủy ban, Thơng tư tài chính, quy tắc ngân quỹ,... Thơng thường sáu tháng trước khi có ngân sách của Chính phủ, các trường đại học sẽ chuẩn bị dự tốn ngân sách theo thơng tư và yêu cầu của các bộ phận của nhà trường. Sau đó dự tốn sẽ được gửi đến ủy ban Tài trợ Đại học và ủy ban sẽ tổng hợp và gửi cho Bộ GDĐH. Căn cứ theo nguồn phân bổ ngân sách của chính phủ, ủy ban Tài trợ Đại học sẽ chuyển số tiền được giao cho các trường đại học. Chủ yếu là khoảng 80% so với số tiền được yêu cầu. Do đó, các khoản chi trong dự toán sẽ được thay đổi theo số tiền mới nhận được, trường đại học sẽ chuẩn bị Chương trình ngân sách và gửi cho ủy ban tài trợ. Ngoài ra, các trường sẽ chuấn bị kế hoạch thu chi hàng tháng và gửi cho ủy ban. Việc quy định như trên nhằm đảm bảo sự minh bạch của hệ thống đại học. Ngân sách phải đảm bảo tính linh hoạt để cho phép các CSGDĐH mở rộng phạm vi lập kế hoạch và mở rộng tập hợp các phương án khả thi. Do đó, hệ thống các trường đại học Sri Lanka phải đối mặt với các vấn
đề trong việc đạt được các mục tiêu này do thực hành ngân sách cố định.
-Hệ thống quản lý dữ liệu: Hệ thống quản lý dữ liệu tốt là một trong những
điều kiện cho sự thành công của quản trị tốt. Tại các trường đại học của Sri Lanka, dữ liệu được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau và việc thu thập và lưu trữ dữ liệu được thực hiện độc lập. Những hồ sơ, bài giảng được lưu trữ theo cách thủ công và hiệu suất nghiên cứu được thu thập trong báo cáo hàng năm. Thành tích và tình trạng tài chính của sinh viên cũng được ghi lại theo cách thủ cơng hoặc tự động. Việc duy trì hệ thống quản lý dữ liệu là điều cần thiết đối với quyền tự chủ của các trường đại học; thúc đẩy cạnh tranh và thúc đấy các tiêu chuấn cao hơn. Hiện nay với công nghệ thông tin tiên tiến cơ sở dữ liệu dùng chung với tất cả các dữ liệu liên quan đến kết quả học tập và học sinh, tình trạng tài chính là rất cần thiết.
-Bô nhiệm hoặc Bầu cử: Theo Đạo luật đại học (sửa đổi) ở các trường đại học Sri Lanka, Hiệu trưởng các trường đại học được bổ nhiệm bởi Tổng thống Sri Lanka trong thời gian ba năm theo đề nghị của ủy ban, từ một hội đồng trong số ba người được đề nghị bởi Hội đồng của trường Đại học đó. Theo Đạo luật này thì các trưởng khoa sẽ được bầu bởi Hội đồng Khoa từ Trưởng các Bộ môn Nghiên cứu. Trưởng Bộ môn được bổ nhiệm bởi Hội đồng do Hiệu trưởng giới thiệu với sự giới thiệu của Chủ nhiệm Khoa hoặc sự đồng thuận
của cả Bộ. Những người được bầu thường có định kiến ủng hộ hiện trạng trong khi các nhà lãnh đạo được bổ nhiệm ít có khả năng để các chương trình của họ bị đình trệ do thiếu sự đồng thuận. Tuy nhiên, ảnh hưởng chính trị trong việc bổ nhiệm lãnh đạo trường đại học không phải là một công cụ quản trị tốt. Điều quan trọng là phải có sự lãnh đạo mạnh mẽ cho dù họ được bổ nhiệm hay bầu cử để duy trì sự quản trị tốt trong hệ thống trường đại học.
-Công tác Kiêm định và Đảm bảo Chất lượng: Hội đồng Kiếm định và Đảm bảo Chất lượng (QAA) của ủy ban cấp phép Đại học tiến hành các cuộc đánh giá độc lập liên quan đên việc đánh giá thê chê, đánh giá bộ môn / bộ phận và đánh giá thư viện. Chúng được thực hiện theo triết lý của việc công nhận các thủ tục đảm bảo chất lượng. Hội đồng QAA với HETC (GDĐH cho Dự án Thế kỷ 21) tổ chức Hệ thống Kiểm định và Đảm bảo chất lượng cho GDĐH ở Sri Lanka. Điều này đã được hồn thành từng bước khơn ngoan trong Kế hoạch Doanh nghiệp của ủy ban tài trợ đại học.
- Sô tay và Điều lệ tổ chức: Tất cả các trường đại học đều có điều lệ tổ
chức nhằm xác định khung pháp lý hoạt động và sứ mệnh của trường đại học. Sổ tay của Khoa và sinh viên cũng được sử dụng để thúc đẩy quản trị tốt ở Sri Lanka. Những cuốn sách này được các trường Đại học Sri Lanka tổng hợp, viết rõ ràng và cập nhật hàng năm. sổ tay của giảng viên bao gồm các quyền và