Hiệu trưởng tại các trường đại học
Việc phân quyền trong trường đại học chính là phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng. Có thể xác định rằng,
tại các trường đại học cơng lập ở Việt Nam hiện nay, đảng ủy lãnh đạo nhà trường thông qua chủ trương, đường lối; Hội đồng trường thực hiện quản trị nhà trường; Hiệu trưởng thực hiện sự quản lý nhà trường. Thực hiện phân quyền đầy đủ sẽ tránh được sự lạm quyền, lấn quyền trong trường đại học cơng lập. Đồng thời, đây là cơ sở góp phần tạo sự đồng thuận, ổn định và phát triển của các nhà trường.
Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 có hiệu lực, quyền lực của Hội đồng trường cũng được tăng lên. Chính vì vậy, việc phân quyền giữa ba chủ thể này càng có ý nghĩa quan trọng.
-Cần có chế tài cụ thể đối với các cơ sở GDĐH được giao tự chủ mà chưa thành lập hội đồng sau một năm và các trường chưa thành lập lại hội đồng trường theo quy định của Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018 mà thời gian hoạt động của Hội đồng trên 06 tháng kể từ ngày 15/02/2020 khi Nghị định 99/ NĐ-CP có hiệu lực.
-Trong thời gian tới, cần ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng. Quy chế này phải được soạn thảo một cách chặt chẽ, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính pháp lý; đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở GDĐH. Trong quy chế cũng cần làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong phối hợp, cũng như chế tài đối với các chủ thể
khi khơng làm trịn trách nhiệm của mình.
-Bên cạnh đó, cần phân định rõ hoạt động quản trị ra khỏi hoạt động quán lý. Hoạt động quản trị và hoạt động quản lý dù có chung mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học, đảm bảo trường đại học phát triển một cách bền vững; nhưng lại có sự khác nhau về nội dung, phương thức hoạt động. Tách quản trị ra khỏi hoạt động quản lý thực chất là tách chức năng của Hội đồng trường ra khỏi những mối liên hệ quyền lợi vật chất vốn có thể chi phối, làm thay đổi quyết định của Hội đồng trường.
-Chuyển từ chế độ thủ trưởng (Hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (Hội đồng trường). Phương thức quản trị của trường đại học công lập hiện đang tập trung vào hiệu trưởng. Khi thực hiện cơ chế tự chủ, có thể dẫn đến hiệu trưởng có biểu hiện chun quyền, độc đốn trong quản trị nhà trường. Chính vì vậy, chuyển từ chế độ thủ trưởng sang chế độ tập thể lãnh đạo được xem như là một sự dịch chuyển quyền lực, tất yếu sẽ làm thay đổi phương thức quản trị của trường đại học. Chế độ tập thế lãnh đạo sẽ làm cho mọi hoạt động của các trường đại học sẽ được dân chủ hóa và cơng khai hóa.
Từ các chủ trương, chính sách đên biện pháp tô chức thực hiện mà nhà quản trị đưa ra đều sẽ được phản biện một cách đầy đủ, khách quan, từ các góc độ và phương diện khác nhau.
- Mặc dù mối quan hệ ba bên đã được cụ thể hóa trong Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần phải được cụ thể hóa vai trị, chức năng, nhiệm vụ cùa Hội đồng trường, Ban giám hiệu và Đảng ủy trong quy chế hoạt động của cơ sở GDĐH và các văn bản nội bộ cơ sở GDĐH để làm cơ sở cho việc tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát một cách toàn diện các hoạt động của trường.