• • •• • •
Tự chủ đại học là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm; đồng thời được đề cập từ rất sớm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Khung pháp lý về TCĐH đã và đang bước đầu được xây dựng và hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ sở GDĐH phát huy quyền tự chủ. Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH hiện nay được ghi nhận ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
Thứ nhất, các văn bản Luật.
- Luật Giáo dục năm 2019 đã ghi nhận việc thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GDĐH.
-Luật GDĐH năm 2012 đã khăng định vê quyên tự chủ của cơ sở GDĐH. Cụ thể, Điều 32 Luật GDĐH năm 2012 đã quy định:
Cơ sở GDĐH tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tố chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công
nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH. Cơ sở GDĐH
quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ....
Theo đó, Luật GDĐH năm 2012 đã ghi nhận, cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong hoạt động đào tạo (mở ngành, chuyên ngành đào tạo; quyết định chỉ tiêu tuyển sinh; xây dựng chương trình đào tạo ...); trong hoạt động khoa học và cơng nghệ....
-Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 có hiệu lực đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm chính thức về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH. Cụ thể, khoản 11 Điều 4 Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 đã định nghĩa:
Quyền tự chủ là quyền của cơ sở GDĐH được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách
• • • • • 7 • •
nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH [21],
Đồng thời, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 cũng đã mở rộng phạm vi quyền tự chủ cho các trường đại học. Trong đó, Luật quy định khá chi tiết về việc giao quyền tự chủ cho các trường trong học thuật và hoạt động chuyên môn; trong tổ chức và nhân sự; trong tài chính và tài sản ... Cụ thể, các trường được tự quyết định về chính sách mở ngành, tuyển sinh, đào tạo; chính sách học
phí, học bổng cho sinh viên và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để được thực hiện quyền tự chủ, các trường đại học phải đáp ứng một số điều kiện như: Đã thành lập hội đồng trường, hội đông đại học; Thực hiện phân quyên tự chủ và trách nhiệm giải trình đên từng đơn vị, cá nhân trong trường; Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, tỷ lệ sinh viên có việc làm...
Thứ hai, Điều lệ Trường đại học.
-Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐTTg, ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường đại học về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà nước, tổ chức hoạt động đào tạo, KH&CN, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”. Điều lệ gồm 7 nhóm quyền tự chủ gồm: 1. Hoạch định phát triển; 2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp bằng; 3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hợp tác và liên kết nâng cao chất lượng và sự phù hợp; 4. Đăng ký tham gia tuyển chọn, thực hiện nhiệm vụ và ký kết họp đồng khoa học công nghệ; 5. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ, góp vốn, sử dụng nguồn thu ngồi ngân sách; 6. Nhận đất, thuê đất, vay vốn; 7. Tổ chức bộ máy nhà trường.
Thứ ba, các Nghị định hướng dẫn, Thông tư.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ sở GDĐH phát huy quyền tự chủ, trong thời gian vừa qua Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn về cơ chế TCĐH. Cụ thể:
-Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về ĐHQG được xem là bước đột phá trong tư duy của nhà nước về bảo đảm tính độc lập nhiều hơn cho trường đại học công. Mặc dù chưa đạt tới mức tự trị hay như các tập đồn những tổ chức ĐHQG có quyền tự chủ rất cao trong cung cấp dịch vụ GDĐH, nhất là trong đào tạo, nghiên cứu, tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính và họp tác quốc tế. So với các loại hình trường cơng khác, ĐHQG có được khơng gian tự chủ rộng nhất, cả quyền tự chủ thực chất và tự chủ thủ tục. Khả năng chủ động cao của ĐHQG có được là nhờ được tơ chức bộ máy, về nhân sự, về xác định giá, phí dịch vụ sự nghiệp cơng, về tài chính và giao dịch tài chính.
-Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã quy định cụ thể, chi tiết về các quyền tự chủ của cơ sở GDĐH.
giải trình. Quyền tự chủ của cơ sở GDĐH bao gồm: quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; quyền tự chủ về tài chính và tài sản.
-Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập được ban hành đã có nhiều đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là những quy định mới, chi tiết hơn về phân loại mức tự chủ tài chính; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính; tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, ...