Thực trans tự chủ đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 89)

• • o • • • •

Tự chủ đại học được xem là xu thế tất yếu với nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng GDĐH với xu thế toàn

cầu hố, hội nhập và cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã thực hiện những bước đi đầu cho cơ chế TCĐH từ hơn 10 năm trước ở một vài cơ sở GDĐH. Tuy

nhât định. Việc đôi mới cơ chê quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa

hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm trên thực tế và đạt được những kết quả ban đầu.

Cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH nói chung và TCĐH nói riêng đã dần được xây dựng và ban hành, từng bước thể chế hố các chủ trương, chính sách của Đảng của Nhà nước về TCĐH. Một số văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung phù họp hơn với yêu cầu thực tiễn về TCĐH. Chính sách pháp luật về tự chủ đã và đang được xây dựng và hoàn thiện với mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường. Trong đó, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 cùng với Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã đánh dấu sự thay đổi và tạo điều kiện về hành lang pháp lý thơng thống cho các trường đại học có định hướng phát triển mạnh mẽ hơn, được quyền tự quyết định nhiều hơn.

Từ năm 2014, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017, thì cho đến nay tự chủ trong giáo dục đã được thực hiện thí điểm tại 23 trường ĐH cơng lập trong cả nước; trong đó, 12 trường có thời gian tự

chủ trên 2 năm, 2 trường có thời gian tự chủ từ 1 - 2 năm, 9 trường có thời gian tự chủ dưới 1 năm. Đến nay, hàu hết các trường tham gia thí điểm tự chủ đều đã có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật 34, các trường bước đầu đạt một số kết quả đáng khích lệ, giảm thủ tục hành chính, tăng tính chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động từ đào tạo và nghiên cứu khoa học đến tồ chức bộ máy, nhân sự, tài chính...

* Quyên tự chủ trong hoạt động đào tạo

Tự chủ đại học trong đào tạo được xem là nội dung quan trọng bởi lẽ đây là nội dung chính yếu của trường đại học. Nội dung này bao gồm tự chủ về ngành đào tạo, về chương trình đào tạo ... và các vấn đề có liên quan đến hoạt động đào tạo của nhà trường.

Hiện nay tất cả các cơ sở GDĐH khi có nhu cầu mở ngành đào tạo đại học hoặc sau đại học đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phù hợp với năng lực của cơ sở GDĐH, chủ yếu là năng lực về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất sẽ xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho mở ngành.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, kết quả thực hiện tự chủ ở các cơ sở GDĐH cho thấy, thực hiện tự chủ trong việc mở ngành đào

tạo/chương trình liên kết đào tạo là một nội dung quan trọng trong hoạt động tự chủ; bên cạnh việc mở ngành đào tạo mới, phát triển các chương trình liên kết đào tạo trong và ngồi nước, các trường cũng tích cực thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế, chủ động tăng cường công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Quy mơ tuyển sinh sau tự chù có xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh đào tạo đại trà và tăng đào tạo chất lượng cao.

về tổ chức bộ máy, hiện đã có 142/175 hội đồng trường được thành lập theo luật mới (khơng tính các cơ sở GDĐH thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng); theo báo cáo của 45 bộ, ngành, địa phương cho thấy khơng có địa phương, bộ, ngành nào có vướng mắc về quy trình, thủ tục thành lập hội đồng trường theo quy định mới [32],

Các cơ sở GDĐH cũng đã tiếp tục thực hiện chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học ở các nước trên thế giới (tính đến 12/2020, có 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động) tạo cơ hội học tập cho sinh viên được học tập các chương trình quốc tế, được nhận bằng của các trường qc tê. Bên cạnh đó, nhiêu mã ngành đào tạo mới được mở nhăm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Từ đầu năm 2020 đến ngày 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó, có 413 ngành do cơ sở GDĐH tự chủ

mở và 149 ngành do Bộ giáo dục đào tạo mở; trong đó đã có các ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực mới như: khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, nghệ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo, digital marketing... và thu hút số lượng lớn sinh viên nhập học.

Mặt khác, số lượng cơ sở GDĐH được kiểm định ngày càng tăng. Tính đến cuối tháng 7/2021, có 170 cơ sở và 241 chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước; 216 chương trình đào tạo và 7 cơ sở đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài... [35].

* Quyền tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ:

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở GDĐH đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, số bài báo ISI/Scopus của các cơ sở GDĐH năm 2020 tăng 4 lần so với năm 2016. Sau 5 năm, các cơ sở GDĐH vượt 75.400 bài, chiếm hơn 77% trong tổng số bài báo ISI/Scopus cả nước [35].

Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số liệu thực hiện hoạt động khoa học công nghệ năm học 2019 - 2020 cho thấy, các cơ sở đào tạo triển khai 493 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 137 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 67 bằng độc quyền sáng chế, 1.088 hợp đồng chuyển giao cơng nghệ [31],

có xu hướng chuyển biến tích cực. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho doanh nghiệp với doanh thu lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Điển hình trong giai đoạn 2009-2019, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ đạt khoảng 1.300 tỷ đồng [29].

* Quyên tự chủ trong hoạt động hợp tác quôc tê

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại hội nghị “Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 7/2020, Việt Nam có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với hơn 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, quản lý và có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngồi. Nhiều cơ sở GDĐH của Việt Nam đã được xếp hạng trong danh sách các bảng xếp hạng đại học uy tín nhất tại Châu Á và trên thế giới. Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 1.000 trường tốt nhất thế giới trong Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2021 (QS World University Rankings 2021 - QS WUR 2021) được Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) công bố vào tháng tháng 6/2020 [30].

được triến khai dưới nhiều hình thức. Sinh viên có thể được đào tạo hoàn toàn tại Việt Nam hoặc lựa chọn đào tạo một phần trong nước và một phần tại

••• • JL S—' • JL

nước ngồi. Tham gia theo học các chương trình liên kết đào tạo với những trường đại học lớn của các nước Anh, Mỹ, úc... học sinh, sinh viên được tiếp

cận với kiến thức trong chương trình đào tạo chuẩn của các trường đại học nước ngoài, đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước chất lượng cao và được sở hữu

tấm bằng cử nhân quốc tế.

* Quyền tự chủ về tài chính

Theo kết quả báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với các trường đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất, các trường được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của đơn vị, góp phần tiến tới quản lý hoạt động của đơn vị theo đầu ra.

Thứ hai, thúc đây các trường mở rộng quy mô, nâng cao chât lượng, đa

dạng hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Nhiều hình thức đào tạo đa dạng đã được mở ra như đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên; đào tạo tập trung và đào tạo từ xa; vừa học vừa làm, bồi dưỡng; tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở khác

trong và ngoài nước; mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy ...

Thứ ba, bảo đảm cơng tác quản lý tài chính ở các cơ sở GDĐH công lập

được thực hiện thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch; thúc đẩy các đơn vị tự chủ tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính ngồi ngân sách nhà nước cùng với kinh phí ngân sách cấp có hiệu quả đế phát triển hoạt động sự nghiệp. Các trường cũng đã hồn thiện cơng tác hạch tốn và kết quả tài chính, khai thác nguồn thu, đổi mới phương thức quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các trường đại học đã có thể tuyển dụng viên chức, nhân viên họp đồng theo nhu cầu, ký họp đồng lao động với giảng viên, nhà khoa học là người nước ngoài để đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học; được quyền cơ cấu và quyết định số lượng người làm việc. Đồng thời, đây là điều kiện để giúp các trường đại học có thể thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao từ nhiều nguồn khác nhau, độ tuổi khác nhau. Trong số này có rất nhiều người đã nghỉ hưu theo chế độ, nhưng vẫn tiếp tục ký hợp đồng lao động với nhà trường, tăng cường sử dụng đội ngũ giảng viên là người nước ngồi.

Bên cạnh đó, với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng đã giúp cho

hoạt động giáo dục đào tạo đê đáp ứng nhu câu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Nhiều hình thức đào tạo theo đó đã được mở ra như đào

tạo chính quy và đào tạo thường xuyên; đào tạo tập trung và đào tạo từ xa; vừa học vừa làm, bồi dưỡng; tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở khác trong và ngoài nước; mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy... Đồng thời, cơ chế tự chủ cũng giúp cho các trường đại học được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của đơn vị, góp phần tiến tới quản lý hoạt động của đơn vị theo đầu ra, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố đầu vào theo cơ chế quản lý tài chính cơng của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, đã có 142/175 cơ sở GDĐH công lập kiện toàn hội đồng trường, trong đó 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT đã kiện toàn hội đồng trường. Tên tuổi của một số cơ sở GDĐH (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân) tiếp tục có tên trong một số bảng xếp hạng có uy tín của thế giới trong năm 2021 như Times Higher Education (THE), Center of World University Rankings (CWUR) Ở một số tiêu chí đánh giá cụ thể.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thực hiện cơ chế TCĐH tại các trường đại học còn tồn tại một số hạn chế, bất cập.

-Một số trường thực hiện tự chủ nhưng năng lực còn hạn chế, thực hiện chưa nghiêm, dẫn đến nhiều vấn đề bất cập nảy sinh...

-Hiệu quả trong cơng tác tự chủ về tài chính của một số trường cịn chưa cao. Bản thân các trường chưa xác định chính xác, đầy đủ mục tiêu của tự chủ tài chính, chưa huy động hợp lý các nguồn thu và chưa tận dụng tối đa các nguồn lực tài chính cho đơn vị. Thậm chí, nhiều trường thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngồi quy định. Theo Kiểm tốn Nhà nước, năm 2019, các trường thu học phí vượt quy định, thu ngoài quy định hơn 14.567 tỷ đồng.

Phương thức phát triển nguồn lực tài chính từ học phí chủ yếu vẫn là tăng định mức học phí và mở rộng quy mơ đào tạo. Bên cạnh đó, các ngn lực tài chính được sử dụng chưa thật sự hợp lý. Việc quản lý và sử dụng tài sản kém hiệu quả ....

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w