Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 132 - 136)

động quản trị

Để hoạt động quản trị tại các trường đại học được thực hiện một cách • •

C2 £ • • • • • • • •

có hiệu quả thì cần huy động và chuẩn bị thật tốt tất cả các điều kiện, nguồn lực cần thiết như: đội ngũ nhân lực; cơ sở vật chất; tài chính ....

Thứ nhất, phát huy vai trò của các nhà quản trị trường đại học. Trong các

trường đại học, các nhà quản trị giữ vai trò: lãnh đạo, liên kết, truyền thông,

nhà quản trị thực hiện hoạt động QTĐH một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy, phát huy vai trò của nhà quản trị trường đại học được xem là một trong những biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị trường đại học. Để phát huy hơn nữa vai trò của các nhà quản trị trường đại học, thì cần phải trao cho mồi người những quyền hành nhất định trong hoạt động QTĐH trên cơ sở phân quyền giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng.

Thứ hai, đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động quản trị. Bên cạnh yếu tố

nguồn nhân lực, để hoạt động quản trị đạt được hiệu quả cao nhất thì các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính cũng phải được đảm bảo. Theo đó, lãnh đạo các trường đại học cần đánh giá, có kế hoạch xây dựng, hồn thiện cơ sở vật chất tại trường học đảm bảo đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu trong điều kiện mới và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế TCĐH. Đồng thời, ngồi nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí từ các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, dịch vụ GDĐH của nhà trường thì cũng cần phải huy động các nguồn kinh phí khác thơng qua xã hội hóa GDĐH đế phục vụ cho hoạt động quản trị.

Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động quản trị của các trường

đại học. Hoạt động quản trị sẽ diễn ra thuận lợi, hiệu quả nếu môi trường GDĐH thật sự dân chủ, minh bạch, văn hóa và chất lượng. Mơi trường này vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện cho hoạt động quản trị hiệu quả tại các trường

đại học. Đồng thời, môi trường này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị trường đại học. Vì vậy, các nhà quản trị trường đại học cần quan tâm xây dựng và hồn thiện mơi trường GDĐH đảm bảo dân chủ, minh bạch, văn hóa và chất lượng đối với tồn bộ hoạt động của nhà trường; trong đó có hoạt động quản trị trường đại học.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với tự chủ đại học ở các cơ sở GDĐH hiện nay. Luận văn đã nêu ra các

• • • • •

quan điểm về quản trị tốt đáp ứng yêu cầu TCĐH ở Việt Nam Hiện nay gồm: Áp dụng mơ hình quản trị tốt về TCĐH phải đảm bảo tuân thủ các quan điểm của Đảng về tăng cường quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH; Áp dụng mơ hình quản trị tốt về TCĐH phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính khả thi và

tính hiệu quả.

Chương 3 của luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực quản trị tốt về tự chủ đại học ở Việt Nam. Bao gồm các giải pháp như: Hoàn thiện pháp luật về tự chủ đại học; Đảm bảo tự chủ học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học; Tự chủ đại học gắn với trách nhiệm xã hội, trách

nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng; Quy định rõ rõ quyền hạn giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng tại các trường đại học; Đổi mới cơ chế quản lý nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và năng lực quản trị của Hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học; Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện

4^7 7

hiệu quả hoạt động quản trị.

KẾT LUẬN

Quản trị tốt GDĐH là nền tảng để đạt được các mục tiêu chính của GDĐH. Quản trị tốt là rất quan trọng trong GDĐH vì một số lý do như: Sự mở rộng của hệ thống GDĐH; sự xuất hiện của các thể chế mới, các phương thức giáo dục mới bao gồm giáo dục trực tuyến; quốc tế hóa giáo dục đại học, ... Quản trị tốt đảm bảo đạt được các mục tiêu của các bên liên quan. Trong đó chú trọng sự minh bạch, tuân thủ luật pháp và sự tham gia và trách nhiệm giải trình được các bên liên quan. Quyền tự chủ của trường đại học là đặc điểm nổi bật của cơ cấu quản trị tốt. Do đó, quản trị tốt sẽ tránh được tình trạng quản lý vi mô quá mức và giúp cải thiện sự đổi mới, tính linh hoạt của hệ thống đại học và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đại học nhất quán.

Luận văn đã phân tích các khái niệm, các mơ hình quản trị tốt trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, đánh giá sự tác động của mơ hình quản trị tốt đến hoạt động quản lý GDĐH và TCĐH ở Việt Nam hiện nay. Đe đưa ra những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao hiệu lực quản trị tốt về tự chủ đại học ở Việt Nam, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với TCĐH ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Pháp luật về GDĐH và TCĐH; Thực trạng tự chủ đại học và quản trị nhà nước đáp ứng yêu càu tự chủ đại học. Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản trị tốt về TCĐH ở Việt Nam, đặc biệt là những thay đối cơ bản trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực GDĐH từ mơ hình TCĐH mang lại. Đồng thời chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị nhà nước đối với hoạt động TCĐH.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý nhà nước đối với tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay tác giả của luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực quản trị tốt về tự chủ đại học ở Việt Nam. Các giải pháp này có thê chưa đây đủ nhưng nó đã được khái quát từ thực trạng thực trạng quản lý nhà nước đối với TCĐH ở Việt Nam, do đó những giải pháp này có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn./.

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 132 - 136)