Pháp luật về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 76)

Giáo dục đại học là một hoạt động lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, hoạt động GDĐH được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hoạt động của các cơ sở GDĐH, đảm bảo hoạt động GDĐH đạt được sứ mệnh lịch sử của nó. Ngày 02/12/1998 tại kỳ họp thứ tư, Quốc Hội khóa X đã thơng qua

Luật Giáo dục, có thể nói đây là luật chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh hoạt động giáo dục ở tất cả các cấp học. Ngày 14/6/2005 Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật giáo dục 2005 thay thế cho Luật Giáo dục 1998, luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Tại Quốc hội khoá XII Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005 đã được thông qua ngày 25/11/2009. Ngay sau đó, Luật GDĐH năm 2012 đã được ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013. Có thể nói đây là đạo luật về GDĐH đầu tiên ở Việt Nam. Luật GDĐH năm 2012 được ban hành nhằm mục tiêu thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động GDĐH để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị nhân lực cho phát triển nền kinh tế tri thức.

Luật GDĐH năm 2012 quy định nhiều nội dung mới, trong đó có quy định về: phân tầng đại học, xã hội hóa GDĐH, quyền tự chủ của cơ sở GDĐH và vấn đề kiểm soát chất lượng đào tạo. Sau khi Luật GDĐH năm 2012 có hiệu lực thi hành, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Luật GDĐH năm 2012 cũng đã ra đời. Có thê kê đên như: Nghị định 143/2013/NĐ- CP quy định về bồi hồn học bổng và chi phí đào tạo; Nghị định 186/2013/NĐ- CP về đại học quốc gia; Nghị định 99/2014/NĐ-CP quy định việc đầu tư phát

triển và khuyến khích hoạt động khoa học và cơng nghệ trong cơ sở GDĐH; Nghị định số 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH ... Mặc dù Luật GDĐH năm 2012 đã xây dựng khung pháp lý khá hoàn chỉnh cho bộ máy quản trị cơ sở GDĐH, có sự phân biệt quản trị cơ sở đại học cơng lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ cũng như sự vận động, biến đổi khơng ngừng của đời sống văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội trên tồn thế giới. GDĐH cần có mơi trường pháp lý phù hợp hơn để bắt kịp và thích ứng với những thay đổi này. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với dự báo thay đổi cơ cấu ngành nghề, phương thức sử dụng lao động; sự bùng nổ của các hình thức đào tạo từ xa tận dụng triệt để những lợi thế của khoa học công nghệ dẫn đến những thay đổi về quan điểm, tiêu chí về trường đại học; xu hướng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập... đã tác động khơng nhỏ tới q trình đào tạo nhân lực trình độ cao. Trong bối cảnh đó, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn quản lý, tổ chức và hoạt động GDĐH trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Luật GDĐH năm 2012 chưa quy định rõ về quyền TCĐH và QTĐH. Các quy định về tài chính, tài sản chưa hoàn toàn phù hợp với chủ trương thực hiện TCĐH. Quyền tự chủ trong hoạt động chuyên

môn (đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế...) của các cơ sở GDĐH còn bị hạn chế; quản lý đào tạo còn chưa phù họp với xu hướng quốc tế; quản lý nhà nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện TCĐH ....

Trước những yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật GDĐH năm 2012 cho phù hợp với thực tiễn, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 được ban hành, có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019 đã có những điều chỉnh lớn về chính

sách phát triển GDĐH. Những điểm mới nổi bật của Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 bao gồm: gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động; không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo; giảng viên đại học có trình

độ tối thiểu là thạc sĩ; bỏ quy định hiệu trưởng đại học có nhiệm kỳ 05 năm; đại học được tự chủ quyết định học phí, tuyển sinh; trường phải cơng khai mức học phí cá khóa học trên website; khơng tiếp tục tuyển sinh nếu chưa kiểm định chất lượng; thời gian đào tạo xác định theo số lượng tín chỉ; nhà đầu tư được thành lập trường đại học theo hai hình thức.

Theo đó, các quy định của Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 có sự tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn hoạt động đào tạo đại học ở Việt Nam; khắc phục những lồ hổng của Luật GDĐH năm 2012. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 cịn có các quy định mới mang ý nghĩa tạo động lực phát triển như: quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở

GDĐH; trách nhiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong cơ sở GDĐH phục vụ phát triển đất nước... Đồng thời, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 cũng đã tạo ra bước ngoặt, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động TCĐH.

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w