Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và nũng lực quản trị của Hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 127 - 132)

dục và nũng lực quản trị của Hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học

• O • I • O • 0 • • •

Để cơng tác quản trị có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế TCĐH hiện nay thì trong thời gian cũng cần quan tâm, có kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của các trường đại học, đảm bảo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của các trường đại học phải có chun mơn, nghiệp vụ, vừa có kinh nghiệm về quản trị hiện đại, từ đó góp phần quan trọng giúp hoạt động tự chủ của các trường đại học được thực

hiện có hiệu quả.

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giảng viên, cán bộ quản lý. cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các lớp đào tạo cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường đại học. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trong cả nước cần kết hợp với lãnh đạo các trường đại học trên địa bàn để lập danh sách giảng viên, cán bộ quản lý để tổ chức các buổi tập huấn, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về các kiến thức, kỳ năng về quản trị hiện đại; phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các yêu cầu của TCĐH, yêu cầu về năng lực của giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, bao gồm tư tưởng chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sống, kỳ năng sư phạm hiện đại. Trong đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, quản trị hiện đại cho cán bộ quản lý các trường đại học; về phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu, đê cương bài giảng theo đào tạo tín chỉ, quy chuân kiêm định chất lượng, xây dựng và triển khai chuẩn chương trình đào tạo tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự nghiên cứu của người học. Bồi dưỡng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học; thực hiện việc chuyển đổi

số đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, cần đẩy mạnh đưa giảng viên đại học đi đào tạo bằng học bổng hay từ nguồn ngân sách nhà nước ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, ở các cơ sở giáo dục có uy tín đã được xếp hạng, coi đây là giải pháp mang tính đột phá đế nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đưa GDĐH Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai khâu tuyển dụng,

bổ sung biên chế tại các trường đại học. Khâu tuyển dụng là rất quan trọng để tạo ra một thế hệ nhà giáo mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của nền giáo dục nước nhà. Để khâu tuyển dụng được khách quan, công bằng, tránh hiện tượng tiêu cực, cần sử dụng các công cụ công nghệ để giám sát, tiêu chí đầu vào phải cụ thể, rõ ràng, công khai. Thiết kế đề thi các môn nghiệp vụ phải bám sát nội dung ơn tập và có thể thi được trên máy tính đế ứng viên biết kết quả khi kết thúc phần thi của mình. Việc giảng tuyển của ứng viên trước hội đồng tuyển dụng càn được ghi âm, ghi hình để bảo đảm tính khách quan. Sau khi trúng tuyển, các ứng viên phải có cam kết lộ trình phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp theo yêu cầu của cơ sở giáo dục. Kết quả của việc thực hiện cam kết là căn cứ để tiếp tục gia hạn họp đồng.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ quản lý cần thực hiện nghiêm túc, căn cứ dựa vào kết quả của công tác đánh giá cán bộ, đánh giá hiệu quả thục hiện cơng việc được giao. Bên cạnh đó, thực hiện tinh giản biên chế đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Nghiêm túc giải quyết các trường hợp những giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về tư tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế về sức khỏe, tuổi cao, khơng cịn đủ điều kiện đứng lớp và công tác trong ngành giáo dục theo các chế độ, chính sách họp lý.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị cho Hiệu trưởng các cơ sở GDĐH.

Hiệu trưởng đại học có thể xem như giám đốc điều hành trong một doanh nghiệp đặc thù với vai trò và trách nhiệm rất lớn đòi hỏi những năng lực, phẩm chất hết sức chuyên nghiệp để lãnh đạo và quản lý một cơ sở GDĐH. Chính bởi vậy, muốn hoạt động quản trị đạt hiệu quả trong giai đoạn các trường đại học phát huy quyền tự chủ thì địi hỏi Hiệu trưởng các trường đại học phải là những người có kiến thức, kĩ năng của một nhà quản trị. Để nâng cao năng lực quản trị cho Hiệu trưởng các trường đại học, thì cần thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, đối mới nội dung chuyên đề bồi dưỡng phải tập trung phát triển

cho hiệu trưởng năng lực (năng lực quản trị con người, năng lực quản trị tổ chức, năng lực quản trị sự thay đổi, năng lực phân tích và xử lý thơng tin, xây

dựng chính sách để triển khai mục tiêu; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường học). Đây là một việc rất quan trọng đối với đội ngũ hiệu trưởng bởi nếu họ được bồi dưỡng những năng lực trên sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiệu trưởng sẽ giải quyết được các khó khăn về chun mơn, nghiệp vụ mà họ đang gặp phải. Bên cạnh đó, hàng năm, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ giáo dục phải tiến hành rà soát, loại bỏ những nội dung bồi dưỡng năng lực quản trị khơng cịn phù hợp, cập nhật những kiến thức, phát triển năng lực mới cho người học, điều chỉnh chuẩn hóa các chun đê bơi dưỡng, từng bước hồn thiện nội dung giảng dạy cho phù họp với thực tiễn, bố sung các nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý gắn với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Hai là, đa dạng hình thức bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng như: Bồi

dưỡng bằng hình thức tự học của hiệu trưởng kết họp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ cụm trường hoặc câu lạc bộ hiệu trưởng các trường phổ thơng; Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet); Bồi dưỡng theo hướng mở và liên tục... Việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng là việc tận dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành để phát triển thêm các chương trình, loại hình bồi

dưỡng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng, các trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành cần lựa chọn mở thêm những lĩnh vực bồi dưỡng mới, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng, các hình thức bồi dưỡng đa dạng (tập trung, dài ngày, ngắn ngày, từ xa) đế người học có thể lựa chọn.

Ba là, đồi mới phương pháp giảng dạy chương trình bồi dưỡng quản trị

cho hiệu trưởng theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đẻ đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm hiệu quả cần phải kết hợp sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 127 - 132)