Tự chủ đại học gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giả

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 120 - 123)

• • • o • 7 • o

trình và kiểm định chất lượng

Thứ nhât, Đê thực hiện “quản trị tơt” thì cân bơ sung vào Luật trách

nhiệm giải trình của cơ quan quản trị nhà nước đối với giáo dục đại học đồng thời với quy định về trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Cơ quan quản trị nhà nước đối với giáo dục đại học cần được kiếm soát đế chỉ được thực hiện các hoạt động mà pháp luật cho phép, không lạm quyền và không trực tiếp can thiệp và các hoạt động giáo dục trong trường đại học. Một trong những cơng cụ kiểm sốt hữu hiệu là trách nhiệm giải trình của chính các cơ quan quản trị nhà nước trong lĩnh vực này. Các cơ sở GDĐH hiện nay khơng cịn hoạt động độc lập mà tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và chịu sự giám sát, đánh giá của xã hội. Cơ sở GDĐH chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đội ngũ, thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và sản phẩm đầu ra. Do đó, trong thời gian tới các cơ sở GDĐH cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm huy động các nguồn lực cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên. Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý theo hướng hiệu quả, điều chỉnh, cập nhật kịp thời giáo trình, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phù hợp với nhu cầu

thực tế của doanh nghiệp và xã hội.

Thứ hai, trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH là sự thừa nhận về

trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà trường đại học đưa ra trong công tác lãnh đạo, quản lý và thực hiện cơng việc gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích cho những các hoạt động của cơ sở GDĐH và tác động của nó. Mục tiêu của TCĐH là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

Do đó, cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình của Ban giám hiệu với Hội đồng trường đại học, đồng thời Hội đồng trường đại học phải có trách nhiệm thực hiện báo cáo giám sát hàng năm cho bộ chủ quản và tại hội nghị cán bộ viên chức hàng năm. Cơ quan quản lý nhà nước cân phải có một đơn vị quản lý chuyên trách về Hội đồng trường đại học của các trường để thực hiện vai trò giám sát hoạt động của các Hội đồng trường đại học. Khi vai trò Hội đồng trường đại học hoạt động tốt sẽ tiến tới xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản. Chủ tịch Hội đồng trường đại học thay mặt cơ quan quản lý nhà nước, đại diện thực hiện quyền sở hữu trong quản trị đại học.

Tăng cường hơn nữa vai trò ra quyết định của cơ sở GDĐH gắn liền với các hệ thống thông tin trách nhiệm giải trình.

theo đó, buộc các trường cần phải chuyển mình, thay đổi tư duy từ thụ động theo quy định sang chủ động xây dựng hệ thống thông tin minh bạch hóa cùng với những nội dung cam kết giải trình đối với sản phẩm đầu ra. Do đó, thời gian tới, các trường cần chủ động thực hiện công khai thông tin về các hoạt động của trường, đặc biệt nhấn mạnh các tiêu chí liên quan đến đánh giá xếp hạng các trường đại học khu vực cũng như thế giới. Các trường cần chủ động xây dựng các chỉ tiêu cần cam kết với các đối tượng: (1) Người học; (2) Viên chức, giảng viên; (3) Người sử dụng lao động; (4) Cơ quan quản lý. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện các cam kết đó một cách minh bạch, cơng khai.

Các nội dung công khai cần hướng tới gồm: Công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công bố quốc tế cũng như tăng cường nghiên cứu ứng dụng; Khuyến khích các nhà khoa học tìm kiếm cơ hội nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế nhằm xây dựng năng lực và uy tín của trường; Tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm sau một năm và nhiều năm ra trường... Qua đó, tạo điều kiện cho người học tìm hiểu về định hướng đầu ra sau khi học tập tại trường.

Thứ ba, kiếm định chất lượng bởi một tổ chức độc lập là một trong

những lựa chọn để thể hiện việc giám sát và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH tự chủ. Đây là khâu cuôi cùng của quy trình đảm bảo chât luợng bao

gồm: xây dựng, vận hành, tự đánh giá, đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng. Hoạt động kiểm định chất lượng sẽ buộc các cơ sở GDĐH xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, đồng thời từng bước nâng cao tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm để các cơ sở GDĐH có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định này trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ cộng đồng và tài chính.

Vì vậy, phải cơng khai tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở GDĐH chỉ được đăng ký kiểm định khi đã tự đánh giá đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần sớm bổ sung, điều chỉnh và ban hành mơ hình khung về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động kiểm định, thúc đẩy việc thực hiện TCĐH hiệu quả hơn, từ đó tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao - một trong ba đột phá chiến lược hàng đầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 120 - 123)