Đảm bảo tự chủ học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 117 - 120)

• • • O ơ • • •

Tự do học thuật được hiểu là sự tự do tư tưởng, độc lập trong suy nghĩ, nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy. Lao động trong mơi trường Đại học là lao động trí tuệ, lao động sáng tạo, nếu khơng có tự chủ học và tự do học thuật thì khơng thể có sáng tạo và phát triển, khơng thể có chất lượng cao trong quan hệ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giữa thầy và trò. TCĐH là một bước tiến tiến bộ, mở ra con đường tự do học thuật và tạo điều kiện cho các trường thực hiện sứ mệnh khai sáng và nâng cao chất lượng GDĐH. Tự do học thuật là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu. Sự chuyển đổi sang sự

thiệp ngăn cản sự phát triển tự do và độc lập trong hệ thống GDĐH. Tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng hiến pháp, mà còn là đòn bẩy quan trọng của cải cách giáo dục. Tự do học thuật giúp giải phóng con người. Tạo ra những con người tự do chính là mục tiêu của một nền giáo dục khai phóng. Cơng cuộc cải cách giáo dục đại học chỉ có thể thành cơng và các cơ sở GDĐH ở Việt Nam chỉ có thể phát triển mạnh khi quyền tự do học thuật được đảm bảo theo những chuẩn mực chung của những nơi đã sán sinh các đại học hàng đầu thế giới. Tự do học thuật cần được đảm bảo mạnh mẽ nhất ở GDĐH.

Giáo dục đại học phải là một lĩnh vực tương đối độc lập với bộ giá trị và nguyên tắc hoạt động riêng của nó. Theo đó, hệ thống giáo dục nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng cần được giải phóng một cách tương đối khỏi sự kiểm sốt tập trung của các lực lượng chính trị, tương tự như phong trào tách khu vực học thuật khỏi các lực lượng tôn giáo ở phương Tây trước đây. Các trường đại học, dù là cơng hay tư, chỉ có thể đạt được đẳng cấp quốc tế nếu được tự chủ thực sự. Mà một trong những yếu tố quan trọng của TCĐH là sự tự chủ trong việc dạy và học, nghiên cứu và truyền bá tri thức. Muốn làm được như vậy thì cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, Luật GDĐH cần ghi nhận, làm rõ và mở rộng khái niệm, vai trò

của tự do học thuật trong hệ thống giáo dục đại học, xem xét việc quy định cụ thể trong luật về quyền tự do học thuật của cơ sở GDĐH.

Hai là, coi tự do học thuật là một kim chỉ nam để nên GDĐH của nước ta

có thể vươn tầm thế giới, cần phải nhất quán quan điểm TCĐH bao gồm những vấn đề có tính ngun tắc, cốt lõi đó là: tự chủ về học thuật, về tổ chức, về nhân sự và tài chính. Trong đó, việc tự chủ về học thuật là quan trọng nhất và chi

phối các mặt tự chủ kia.

Ba là, cho phép hình thành các tạp chí khoa học mang tính độc lập nhằm

đăng tải các bài nghiên cứu có tính độc lập, sáng tạo trên cơ sở tự do học thuật.

Bốn là, đảm bảo cho đội ngũ giảng viên một chế độ làm việc ổn định như

hợp đồng dài hạn. Hơn nữa, họ có thể tự do nghiên cứu và thảo luận các vấn đề mới, gây tranh cãi trong khuân khổ pháp luật mà không bị phân biệt đối xử hay trù dập.

Mỏm là, hệ thống học liệu, thư viện, tài liệu, thiết bị nghiên cứu - giảng

dạy phải tạo sự thuận tiện cho giảng viên, sinh viên, thậm chí cả công chúng, tiếp cận và sử dụng. Sinh viên được linh hoạt lựa chọn khóa học, mơn học, giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 117 - 120)