CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG
4.11 Hệ thống bôi trơn
4.11.1 Kiểm tra chất lượng dầu.
Chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng dầu bằng cách quan sát kiểm tra sự biến chất, lẫn nước hoặc màu sắc của dầu. Nếu chất lượng dầu bôi trơn kém cần phải thay dầu bôi trơn để đảm bảo việc bôi trơn cho động cơ.
4.11.2 Kiểm tra bơm dầu bôi trơn.
Bơm dầu là một chi tiết quan trọng của hệ thống bôi trơn, bơm dầu tạo ra áp suất dầu cần thiết trong hệ thống giúp việc dẫn dầu đến bôi trơn cho các chi tiết. Đối với động cơ 2TR-FE sử dụng bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp bao gồm 2 roto tiếp
83
xúc trong, và được trang bị van an toàn để tránh quá tải cho hệ thống khi áp suất tăng cao.
4.11.2.1 Kiểm tra bộ roto của bơm dầu.
Lắp các roto vào thân bơm dầu với các dấu của roto quay ra ngồi. Kiểm tra rằng roto hoạt động êm.
Hình 4.33. Kiểm tra bộ roto của bơm dầu.
Khi chúng ta tháo động cơ để sửa chữa đồng thời tháo bơm dầu để kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc của động cơ nếu phát hiện tượng liên quan đến hư hỏng bơm dầu thì phải tháo bơm dầu để kiểm tra.
4.11.2.2 Kiểm tra khe hở đỉnh răng.
Để kiểm tra khe hở đỉnh răng, ta sử dụng thước lá để đo khe hở giữa đỉnh răng của roto chủ động và bị động. Và so sánh với giá trị tiêu chuẩn, nếu giá trị của khe hở đỉnh răng lớn hơn giá trị lớn nhất thì hãy thay thế cả bộ roto bơm dầu. Giá trị tiêu chuẩn của khe hở đỉnh răng từ 0.045 ÷ 0.160 mm và giá trị khe hở lớn nhất là 0.260 mm.
84
Hình 4.34. Kiểm tra khe hở đỉnh răng của bơm.
4.11.2.3 Kiểm tra khe hở cạnh.
Việc kiểm tra khe hở cạnh dùng thước lá và thước thẳng để đo khe hở giữa roto và thước thẳng. Sau đó so sánh giá trị kiểm tra được với giá trị tiêu chuẩn. Nếu khe hở cạnh lớn hơn giá trị tiêu chuẩn phải thay cả bộ bơm dầu. Giá trị tiêu chuẩn là 0.025 ÷ 0.075 mm và khe hở cạnh lớn nhất là 0.130 mm.
Hình 4.35. Kiểm tra khe hở cạnh của bơm.
4.11.2.4 Kiểm tra khe hở thân bơm.
Để kiểm tra được khe hở thân bơm ta sử dụng thước lá để đo khe hở thân bơm và roto bị động. Nếu giá trị đo được của khe hở thân bơm lớn hơn giá trị tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì hãy thay bơm dầu. Giá trị tiêu chuẩn của khe hở thân bơm là 0.025 ÷ 0.325 mm, giá trị khe hở lớn nhất là 0.425 mm.
85
Hình 4.36. Kiểm tra khe hở thân bơm. [3, trang 147] 4.11.3 Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 4.11.3 Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
Khi nhận thấy đèn cảnh báo áp suất dầu hiển thị trên bảng đồng hồ xe và trong quá trình kiểm tra bơm dầu cần phải kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. Để kiểm tra chúng ta sử dụng dụng cụ đo áp suất dầu bôi trơn, đo áp suất dầu ở chế độ không tải và ở mỗi 3000 vòng/phút. Và so sánh với giá trị tiêu chuẩn.
Bảng 4.16. Thông số áp suất tiêu chuẩn.
Tại tốc độ quay không tải 29 kPa (0.3 kgf/cm2, 4.2 psi) hoặc lớn hơn Cứ 3000 vg/phút 160 đến 490 kPa (1.6 đến 5.0 kgf/cm2, 23 đến 71 psi)
Nếu áp suất đo được nằm trong phạm vi tiêu chuẩn mà đồng hồ vẫn còn hiển thị thì cần kiểm tra lại cảm biến áp suất dầu bôi trơn hoặc kiểm tra lại bơm dầu. Nếu áp suất đo được khơng như giá trị tiêu chuẩn, thì hãy kiểm tra lại bơm dầu và các đường ống dẫn dầu xem có bị rị rỉ hay không.
86
4.11.4 Kiểm tra van tràn.
Để kiểm tra van tràn, ta thực hiện bôi dầu động cơ lên van và kiểm tra sự rơi nhẹ vào lỗ van bằng trọng lượng của nó. Nếu phát hiện hư hỏng hãy thay van tràn hoặc thay cả bộ bơm dầu.
4.11.5 Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn.
Bảng 4.17. Những hư hỏng của hệ thống bôi trơn.
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Chảy dầu Nắp quy lát, thân máy hay thân bơm dầu hỏng.
Hỏng phớt dầu. Hỏng gioang
Sửa chữa nếu cần.
Thay phớt dầu. Thay gioang Áp suất dầu thấp. Rò rỉ dầu. Hỏng van tràn. Hỏng bơm dầu. Chất lượng dầu kém. Hỏng bạc trục khuỷu. Hỏng bạc thanh truyền. Lọc dầu tắc.
Sửa chữa nếu cần. Sửa van tràn. Sửa bơm dầu. Thay dầu. Thay bạc. Thay bạc Thay lọc dầu. Áp suất dầu cao.
87