Hoàn thiện cơ chế thanh tra giá chuyển nhượng theo mức độ rủi ro

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 93)

III. Số doanh nghiệp có sai phạm về giá chuyển nhượng

Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế thanh tra giá chuyển nhượng theo mức độ rủi ro

rủi ro

Đây là phương pháp mà cơ quan thuế áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, các rủi ro của NNT trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế được xác định một cách có hệ thống, sau đó được phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp đối xử phù hợp. Phương pháp này cho phép cán bộ thanh tra tập trung nguồn lực vào các đối tượng có rủi ro cao để thực hiện thanh tra, kiểm tra mà có thể bỏ qua các đối tượng có rủi ro thấp nếu như rủi ro này là không đáng kể.

Trước khi thực hiện tái thiết kế quy trình thanh tra hướng tới xây dựng một quy trình thanh tra giá chuyển nhượng độc lập để phù hợp với mô hình quản lý rủi ro và mối quan hệ giữa thái độ tuân thủ của doanh nghiệp với chiến lược tuân thủ của cơ quan thuế, cần có sự phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm cụ thể như: nhóm các doanh nghiệp mới thành lập đang trong quá trình đầu tư xây dựng; nhóm

các doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp nhóm các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm;… Theo đó, mỗi nhóm sẽ có một chiến lược tuân thủ riêng đối với các rủi ro đặc thù của từng nhóm. Chẳng hạn, đối với nhóm các doanh nghiệp mới thành lập đang trong quá trình đầu tư xây dựng, đỏi hỏi cơ quan thuế phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật thuế hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác thu thập phân tích thông tin liên quan đến ngành nghễ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết có thể trưng cầu giám định tài sản để kịp thời đưa ra các cảnh báo nhằm hạn chế hiện tượng chuyển giá thông qua hoạt động nâng cao giá trị vốn góp. Đối với nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận thấp, cần tập trung thu thập, phân tích thông tin so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình quân ngành, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận thấp và yêu cầu doanh nghiệp giải trình thông tin. Đối với nhóm các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ nhiều năm, đây là nhòm có số lượng đông đảo nhất trong nhóm các doanh nghiệp FDI đến cuối năm 2010 chiếm 40,9% và cũng là nhóm doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro về lợi dụng hành vi chuyển gia để trốn thuế. Cơ quan thuế cần tập trung nguồn lực phân tích rủi ro lựa chọn doanh nghiệp lỗ nhiều năm, số lỗ lũy kế lớn, lỗ lũy kế lớn hơn cả vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh để thanh tra thực tế tại trụ sở doanh nghiệp. Công tác thanh tra phải được chuẩn bị chu đáo, thu thập phân tích thông tin, lựa chọn phương pháp xác định giá chuyển nhượng phù hợp, để có thể phát hiện và xử lý kịp thời hành vi chuyển giá của doanh nghiệp. Đối với những hành vi trốn thuế có tính chất tinh vi, phức tạp số thuế ẩn lậu lớn cần chuyển sang cơ quan công an để điều tra, khởi tố theo đúng quy định của pháp luật. Định kỳ hàng tháng, quý cơ quan thuế tổng hợp và công bố công khai kết quả thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, kết quả xử lý các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo hiệu ứng tích cực góp phần nâng cao ý thức tự tuân thủ của doanh nghiệp.

Tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình thanh tra phụ thuộc vào việc sắp xếp, phối hợp giữa các khâu trong quy trình thanh tra bao gồm: lựa chọn trường

hợp thanh tra; rà soát và chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra; phân bổ nguồn lực và thời gian cho hoạt động thanh tra. Trong mỗi khâu cần có các kỹ năng và sự hiểu biết nhất định.

Lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra: Để thúc đẩy khả năng thu hẹp đối tượng có rủi ro cần thanh tra và tối ưu hoá thời gian thanh tra, cơ quan thuế cần xây dựng một hệ thống cho phép xử lý tự động một khối lượng lớn dữ liệu về NNT dựa trên các tiêu chí đã định sẵn nhằm xác định các đối tượng không tuân thủ cần thực hiện thanh tra. Hệ thống này còn được gọi là hệ thống xếp hạng rủi ro tự động. Dữ liệu đầu vào của hệ thống là các thông tin dữ liệu tờ khai thuế, lịch sử hoạt động của NNT và các thông tin chung về NNT. Danh mục các tiêu thức đánh giá, xếp hạng rủi ro có thể bao gồm một số thông tin sau:

- Có sự khác biệt cơ bản về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT so với chỉ tiêu chung của ngành (so sánh với các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động).

- Có sự khác biệt trọng yếu về số thuế nộp so với hoạt động kinh doanh của NNT trong quá khứ và xu hướng kinh tế cũng như các chỉ tiêu kinh tế có liên quan.

- Có những biến động bất thường giữa hoạt động sản xuất kinh doanh, năng suất lao động và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Có các khoản thua lỗ bất thường, tỷ suất thuế hiệu quả thấp hoặc số thuế nộp thấp.

Đối với các doanh nghiệp FDI ngoài các tiêu thức phân tích rủi ro chung được thiết lập trong hệ thống còn bổ sung thêm những tiêu thức riêng nhằm hướng tới việc phát hiện các trường hợp có rủi ro về giá chuyển nhượng.

Sau khi đã xác định được danh sách NNT có khả năng cần thanh tra, kiểm tra từ hệ thống, cán bộ thanh tra thực hiện rà soát, phân tích sâu hơn dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ nhằm đảm bảo đối tượng được lựa chọn là chính xác, từ đó đề xuất các biện pháp đối xử phù hợp với từng trường hợp không tuân thủ.

Rà soát và chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra: Nội dung này có tác động trực tiếp đến tính hiệu lực và hiệu quả của một cuộc thanh tra, kiểm tra, do vậy cần

loại trừ các bước không cần thiết làm lãng phí thời gian của NNT và cán bộ thanh tra, kiểm tra. Phải đưa ra được các nguyên tắc phản ánh được mục đích thanh tra và khuyến khích cán bộ thanh tra sử dụng thời gian thanh tra, kiến thức và kỹ năng thanh tra một cách có hiệu quả. Cần có sự phân chia thành các loại hình thanh tra tương ứng với hành vi bất tuân thủ của NNT hoặc tính chất nghiêm trọng của nội dung sẽ thanh tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu vấn đề đã đặt ra và lựa chọn phạm vi thanh tra phù hợp. Có các loại hình thanh tra sau:

Kiểm tra tại bàn: Việc kiểm tra tại bàn được thực hiện đối với các vấn đề tương đối đơn giản, ví dụ như cán bộ thanh tra muốn rà soát các chỉ tiêu cơ bản (chẳng hạn: tỷ suất lợi nhuận biên) nhằm so sánh các chỉ tiêu trong kỳ với các thời kỳ trước hoặc với NNT khác hoạt động cùng ngành nghề, và kiểm tra chéo các thông tin trong hồ sơ dữ liệu NNT. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thuế sẽ yêu cầu NNT đến trụ sở cơ quan thuế để giải trình.

Thanh tra hạn chế theo từng vấn đề cụ thể: Hoạt động thanh tra này có thể được tiến hành tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở doanh nghiệp. Cán bộ thanh tra kiểm chứng lại các vấn đề nghi vấn phát hiện qua quá trình rà soát tờ khai của NNT.

Thanh tra toàn diện: Tất cả các trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng được phát hiện qua các loại hình thanh tra trên có thể được chuyển sang một cuộc thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp nhằm kiểm tra, thanh tra toàn diện các vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT

Điều tra tội phạm thuế:Khi phát hiện hành vi gian lận nghiêm trọng về thuế, cơ quan thuế có thể thực hiện điều tra tội phạm thuế. Cơ quan thuế sẽ thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu, tạm giữ tang vật, tài liệu, thu thập những bằng chứng quan trọng,… Hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp với cơ quan công an để xử lý theo luật tố tụng hình sự.

Thực hiện thanh tra: Các công việc mà cán bộ thanh tra thực hiện trong hoạt động này liên quan trực tiếp đến chức năng và hoạt động thanh tra NNT. Thực hiện các phương pháp kiểm tra thu thập bằng chứng, đối chiếu so sánh phân tích chức năng nhằm xác định tính hợp lý trong khai thuế của doanh nghiệp.

khối lượng lớn thông tin bao gồm cả thông tin trong ngành và thông tin ngoài ngành. Thông tin trong ngành là các thông tin chi tiết từ tờ khai thuế và chứng từ nộp thuế của NNT nộp cho cơ quan thuế. Thông tin ngoài ngành được thu thập từ các nguồn khác nhau như từ các Bộ, ngành (ví dụ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê), từ bên thứ ba (ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cơ quan chi trả thu nhập), từ các cơ quan quản lý thuế nước ngoài thông qua hoạt động thuế quốc tế. Các nguồn thông tin này được lưu trữ trong kho dữ liệu. Cơ quan thuế sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để khai thác dữ liệu từ kho dữ liệu, so sánh, đối chiếu chéo dữ liệu nhằm xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn khả năng vi phạm pháp luật thuế của NNT.

Thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên quản lý rủi ro là phương pháp có nhiều ưu điểm như phân định rõ ràng các nội dung công việc/nhiệm vụ cần thực hiện trong từng bước của quy trình, sử dụng các tiêu thức đánh giá rủi ro đảm bảo tính minh bạch, công bằng, chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giúp tăng thu Ngân sách nhà nước và nâng cao tính tuân thủ tự giác của NNT, tăng cường tính hiệu lực của công tác cưỡng chế thuế, sử dụng nguồn lực có hạn sẵn có một cách hợp lý (ví dụ: tổ chức lực lượng cán bộ thanh tra có kinh nghiệm và kỹ năng tốt giám sát nhóm NNT lớn, sử dụng ứng dụng công nghệ tin học để xử lý dữ liệu phân tích) và tạo sự tin tưởng của người dân về tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan thuế. Hơn nữa, rủi ro được xác định trên nền tảng cơ sở các ngành sản xuất kinh doanh, vì thế giúp cho cán bộ thuế có được hiểu biết sâu về các ngành, lĩnh vực và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý thuế.

Ngoài ra, phương pháp phân tích rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra là một bước cải tiến mới có tính then chốt và khác hoàn toàn so với cách tiếp cận về thanh tra, kiểm tra thuế theo kiểu truyền thống. Một trong những thay đổi lớn liên quan đến cách thức thực hiện công việc hàng ngày hoạt động thanh tra thuế là chuyển từ các tác nghiệp mang tính thủ công sang các bước xử lý công việc có tính tự động cao vì phương pháp đánh giá rủi ro cần một khối lượng lớn các thông tin lịch sử và dữ liệu tài chính của NNT nhằm mục đích đối chiếu, so sánh. Hiện nay,

Tổng cục Thuế đang đấu thầu mua sản phẩm Hệ thống thông tin tích hợp về NNT (ITAIS) giúp cơ quan thuế quản lý và theo dõi, đánh giá các hoạt động giao dịch giữa cơ quan thuế và NNT. Gói phần mềm ITAIS là một sản phẩm thương mại được xây dựng dựa trên những thông lệ tốt nhất về quản lý thuế, bao gồm các cấu phần chức năng khác nhau trong quản lý thuế. Đối với cấu phần chức năng thanh tra, hệ thống cung cấp một giải pháp tổng thể về dòng công việc nhằm hỗ trợ cho cán bộ thanh tra tận dụng tối đa thời gian cho các công việc có tính chất quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra (như phân tích hành vi tuân thủ của NNT, phát hiện các sai phạm gian lận thuế nghiêm trọng) và giảm thiểu các sai sót trong các công việc được thực hiện thủ công bởi con người (ví dụ: nhập dữ liệu, tính toán số liệu bằng tay). Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, lãnh đạo cơ quan thuế cũng dễ dàng đánh giá được các kết quả đầu ra hoặc các mục tiêu thực hiện trong hoạt động quản lý chiến lược.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 93)