Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng minh bạch, đơn giản, hiệu quả và thống nhất

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 91)

III. Số doanh nghiệp có sai phạm về giá chuyển nhượng

Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng minh bạch, đơn giản, hiệu quả và thống nhất

giản, hiệu quả và thống nhất

của mình, cũng là cơ sở để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cũng là cơ sở để cơ quan quản lý thuế xác định việc NNT có hành vi vi phạm pháp luật hay không. Hệ thống chính sách pháp luật thuế có ảnh hướng đáng kể đến tính tự tuân thủ của NNT. Nếu hệ thống chính sách thuế không rõ ràng, cụ thể, cơ quan thuế sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật thuế, chỉ đạo không thống nhất và thiếu tính đồng bộ, dẫn đến việc đánh giá không chính xác tính tự tuân thủ của NNT, từ đó không đề cao được tính tự tuân thủ. Bên cạnh đó, với một chính sách thuế chung chung và quy định không rõ sẽ khiến NNT lúng túng không biết lựa chọn hành vi nào để thực hiện, nhìn nhận của NNT về chính sách không chính xác, thậm chí dựa vào đó để tìm cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho có lợi nhất, giảm thiểu tối đa nghĩa vụ thuế. Do đó, để nâng cao tính tuân thủ của NNT thì hệ thống chính sách, pháp luật thuế cần điều chỉnh nhằm đạt được các yêu cầu sau:

Hệ thống chính sách thuế phải thống nhất, minh bạch, trung lập, rõ ràng, dễ hiểu không phân biệt các thành phần kinh tế.

Hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế, mỗi NNT có thể phải nộp nhiều loại thuế khác nhau. Tuy mỗi loại thuế có yêu cầu quản lý khác nhau song chúng lại có những điểm chung và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy cần soát xét lại các quy định, thủ tục quản lý thuế của từng loại thuế để sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính thống nhất từ đăng ký thuế; thủ tục mua hoá đơn; kê khai thuế định kỳ hoặc hàng tháng; miễn giảm, ưu đãi, hoàn thuế... đến các loại báo cáo, mẫu biểu kèm theo phải kê khai của từng loại thuế.

Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Đặc biệt, các quy định về thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của nhà nước, vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước, vừa không gây phiền hà, tốn kém cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế và cơ quan thuế.

Đối với quy định pháp luật về giá chuyển nhượng. Động thái đầu tiên đánh dấu sự vào cuộc hóa giải vấn đề chuyển giá chính là sự ra đời của Thông tư

74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC, Thông tư 117/2005/TT- BTC, và Thông tư 66/2010/TT-BTC. Các văn bản nói trên đã thể hiện tinh thần cơ bản xử lý vấn đề chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường sòng phẳng. Tuy nhiên, các văn bản nói trên vẫn chưa được chi tiết cụ thể, khó áp dụng trong thực tế, các quy định đối với hoạt động chuyển giá mới ở mức thông tư nên tính pháp lý chưa cao, do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý về chuyển giá mạnh hơn, đầy đủ và chi tiết hơn. Trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...; có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ Ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá; và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 91)