Một số hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 58 - 60)

- Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

THUẾ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.4 Một số hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FD

Trong thời gian vừa qua, hành vi chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI rất phong phú và đa dạng nhưng có thể tổng hợp thành các hoạt động chủ yếu sau:

Chuyển giá thông qua góp vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam thông qua việc góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam bằng máy móc, thiết bị và công nghệ. Đa số doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế về nguồn lực tài chính, nên tham gia góp vốn chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, giá trị quyền sử dụng đất thường bị định giá rất thấp, trong khi các loại máy móc, thiết bị, công nghệ do Nhà đầu tư nước ngoài góp thường mang tính đặc thù, đã bị lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do doanh nghiệp Việt Nam thường hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, do vậy, trong quá trình định giá, những máy móc, thiết bị và công nghệ này thường bị đẩy lên giá rất cao so với giá trị thực của nó. Bằng chiêu thức này đã giúp cho Nhà đầu tư nước ngoài ngay từ khi góp vốn đã chuyển ngược lại cho mình một phần lớn lợi ích kinh tế thông qua việc trích khấu hao và phân chia lợi nhuận dẫn tới thất thu cho Ngân sách Nhà nước và thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. Chuyển giá thông qua góp vốn là hành vi phổ biến của các Nhà đầu tư

nước ngoài trong những năm qua, việc định giá vốn góp thường cao hơn nhiều lần giá trị vốn góp thực tế. Hành vi này không những gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước, làm thiệt hại cho chính doanh nghiệp Việt Nam tham gia góp vốn mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam khi mua sản phẩm được sản xuất trong quá trình này. Bằng chiêu thức chuyển giá này, bên đối tác nước ngoài sẽ nắm giữ phần lớn số vốn chủ sở hữu, dẫn tới quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp, từ đó sẽ có cơ hội để dẫn tới các điều kiện thực hiện hành vi chuyển giá trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh sau. Các hành vi chuyển giá này dẫn tới thua lỗ kéo dài và tất yếu dẫn tới phía Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục quá trình hoạt động, đành phải bán lại phần vốn góp cho đối tác nước ngoài. Thực tế đã có nhiều công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: Cùng với việc góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam bằng máy móc, thiết bị hoặc bán máy móc, thiết bị cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài còn thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Điển hình của chuyển giao công nghệ là đối với lĩnh vực sản xuất thực phẩm, nước giải khát, lắp ráp ôtô… Chuyển giao công nghệ là loại chuyển giao tài sản vô hình, tài sản vô hình loại này thường mang tính đặc thù, rất khó định giá và khó tìm kiếm được loại tương tự để so sánh. Đây cũng là bài toán khó giải cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung trong quá trình kiểm soát hành vi chuyển giá loại này. Chính vì vậy, hành vi chuyển giá này ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ. Một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp có sử dụng công nghệ của bên liên kết nước ngoài thua lỗ nặng nề trong những năm qua là do phải gánh chịu chi phí bản quyền cao hơn rất nhiều so với mức độ sử dụng, trong khi bên liên kết tại nước ngoài ngày càng phát triển lớn mạnh nhờ nguồn thu tiền bản quyền này;

Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ: Cùng với việc đầu tư máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ cho các bên liên kết tại Việt Nam và lợi thế nắm giữ phần lớn vốn tại các doanh nghiệp này, bên liên kết tại

nước ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao khi thực hiện chuyển giao hoặc nhận chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ với bên liên kết Việt Nam để đạt được mục đích chuyển được nhiều nhất lợi nhuận trước thuế từ bên liên kết Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài để được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước ngoài thấp hơn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hành vi chuyển giá nêu tại điểm này thường xảy ra đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh: may mặc, da giày, lắp ráp phương tiện vận tải, điện tử, kinh doanh thương mại, chế biến lương thực, thực phẩm…;

Chuyển giá thông qua việc chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh: Ngoài các hành vi chuyển giá thông qua góp vốn, chuyển giao công nghệ, chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ dẫn đến thua lỗ kéo dài của các doanh nghiệp FDI, hành vi chuyển giá thông qua việc chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh thuộc khối này trong những năm vừa qua cũng rất phổ biến. Các bên liên kết tại nước ngoài thay việc đầu tư thêm vốn vào các bên liên kết tại Việt Nam bằng việc cho bên liên kết tại Việt Nam vay vốn với mức lãi suất tiền vay rất cao. Với chiêu thức này, bên liên kết tại nước ngoài chuyển được lợi nhuận trước thuế từ bên liên kết Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài để được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước ngoài thấp hơn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hành vi chuyển giá nêu tại điểm này thường xảy ra đối với các ngành nghề kinh doanh có sử dụng vốn lớn như: sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải, điện tử, khai thác mỏ…

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 58 - 60)