Nguyên nhân dẫn đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 56)

- Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

THUẾ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI diễn ra phổ biến trong thời gian qua là do các khó khăn khách quan và những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý thuế. Cụ thể:

Khó khăn khách quan

Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế - xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại mà đây là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ bên cạnh những cơ hội là những thách thức đi cùng. Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp FDI, cùng với đó là các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp này trong bối cảnh chúng ta chưa từng có kinh nghiệm về hoạt động chống chuyển giá, chúng ta phải vừa học hỏi, vừa áp dụng thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần. Những bước đầu còn bỡ ngỡ thì không thể đòi hỏi sự tinh thông và hiệu quả cao ngay được.

Khó khăn thứ ba chính là việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Không phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, và cũng không phải lúc nào họ cũng có thông tin để cung cấp và cung cấp kịp thời. Trong khi đó, muốn xác định giá chuyển giao theo các nguyên tắc chống chuyển giá mà pháp luật quy định thì phải thu thập đầy đủ thông tin, nếu không có thông tin thì không thể xác định được giá chuyển giao. Một trong số ít những trường hợp thành công trong đấu tranh chống chuyển giá ở Việt Nam thời gian qua là trường hợp Cục Thuế Lâm Đồng giải quyết hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh

chè cho thấy vai trò quan trọng của thông tin. Theo đó, điều kiện thuận lợi để Cục Thuế Lâm Đồng đấu tranh với các doanh nghiệp này là ở chỗ hành vi chuyển giá liên quan đến giá bán của sản phẩm xuất khẩu mà những sản phẩm cũng có tiêu thụ nội địa. Do vậy, giá tiêu thụ nội địa của chính những doanh nghiệp này là bằng chứng thuyết phục về hành vi chuyển giá (Xác định giá xuất khẩu rất thấp so với giá tiêu thụ nội địa. Giá xuất khẩu chỉ là 64.580 đồng/kg, trong khi đó, giá bán nội địa là 1.200.000 đồng/kg). Giả sử bên bán thiết bị, hàng hóa là bên nước ngoài còn bên mua là doanh nghiệp FDI Việt Nam thì vấn đề thu thập thông tin về giá bán của doanh nghiệp bán hàng ở nước ngoài là vô cùng khó khăn.

Bất cập trong quản lý

Cuộc “đấu tranh” chống hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp trong thời gian qua tuy đã đạt những kết quả nhất định nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra ngoài nguyên nhân đến từ những khó khăn khách quan, còn có từ những vướng mắc, bất cập trong quản lý. Cụ thể là:

Thứ nhất, hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Như đã phân tích trên, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.

Thứ hai, cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá. Một trong những cơ sở quan trọng để xác định có hành vi chuyển giá hay không và áp dụng phương pháp nào để xác định giá chuyển giao trong trường hợp có hành vi chuyển giá là phải có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về NNT, song nếu không có quyền điều tra (với những

thẩm quyền cụ thể như: kiểm tra đột xuất, khám xét, bắt giữ...) thì rất khó trong thu thập thông tin.

Thứ ba, chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêng ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề về thông tin ở tầm quốc tế.

Thứ tư, chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về NNT nói chung và phục vụ cho hoạt động chống chuyển giá nói riêng. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập, xử lý và lưu giữ hệ thống thông tin về NNT làm cơ sở cho hoạt động quản lý thuế. Bước đầu đã hình thành cơ sở dữ liệu về NNT, song kho dữ liệu này còn khá nghèo nàn do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của NNT và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, chưa có được nguồn thông tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w