Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 80)

III. Số doanh nghiệp có sai phạm về giá chuyển nhượng

Về cơ chế chính sách

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, từng bước đổi mới theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính. Nhiều

Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành, bước đầu hoàn thiện thể chế, khung pháp lý đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế như sau:

Việc ban hành các văn bản dưới luật không kịp thời gây khó khăn, lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Chẳng hạn thời điểm áp dụng Luật thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các quy trình nghiệp vụ được xây dựng, ban hành còn rất chậm. Ví dụ, Thông tư Số 66 được ban hành vào 24/4/2010 và đến ngày 6/6/2011 thông tư này mới có hiệu lực.

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế, cũng như dễ phát sinh tiêu cực, thông đồng giữa cán bộ thanh tra và NNT.

Hệ thống pháp luật về giá chuyển nhượng chưa đủ mạnh, hiện nay các quy định về giá chuyển nhượng mới được quy định tại thông tư của Bộ Tài chính nên chưa thực sự tạo được tính pháp lý cần thiết đề hỗ trợ cơ quan thuế

Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế. Giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế.

Chế tài xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện khi thanh tra chưa nghiêm, chủ yếu mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, vì vậy tính răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế chưa cao.

Chức năng và quyền hạn của thanh tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để thống nhất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế của

NNT, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế; hoặc cần có sự giám định của cơ quan chuyên môn... Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, đủ, kịp thời số thuế phải nộp cho Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên theo qui định của Luật Quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về NNT, thiếu chuyên môn về quản lý thuế; khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của NNT tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.

Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế như: quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đất đại, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh... đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả thanh tra thuế nói chung và thanh tra giá chuyển nhượng nói riêng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 80)