- Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:
THUẾ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Qua hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2010 cả nước đã thu hút được 13.544 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký hơn 213 tỷ USD. Năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt con số kỷ lục với tổng số vốn đăng ký hơn 71,7 tỷ USD. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhưng bất ổn về kinh tế vĩ mô trong nước tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần năm 2009 tổng số vốn số vốn đăng ký đạt 23,1 tỷ USD giảm 67,8% so năm 2008; năm 2010 chỉ đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,8% so với năm 2009.
Tính riêng năm 2010 cả nước thu hút được 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.
Trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2010, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, bao gồm 6,7 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,1 tỷ USD vốn tăng thêm; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD vốn đăng ký mới và 1 tỷ USD vốn tăng thêm; sản xuất, phân phối điện, khí và nước đạt gần 3 tỷ USD, trong đó 2,9 tỷ USD là vốn đăng ký mới.
Trong năm 2010, cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó Quảng Nam có số vốn đăng ký lớn nhất với 4.177,1 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu 2.400,6 triệu USD, chiếm 13,9%; Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 12,5%; thành phố Hồ Chí Minh 1.895,3 triệu USD, chiếm 11%; Nghệ An 1.327,7 triệu USD, chiếm 7,7%.
Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới năm 2010, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4,35 tỷ USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Lan 2,36 tỷ USD, chiếm 13,7%; Nhật Bản 2,04 tỷ USD, chiếm 11,8%; Hàn Quốc 2,04 tỷ USD, chiếm 11,8%; Hoa Kỳ 1,83 tỷ USD, chiếm 10,6%; Đài Loan 1,18 tỷ USD chiếm 6,9%...
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỷ USD; Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn 902,5 triệu USD.
Tính đến hết năm 2010, trên phạm vi cả nước trong tổng số 13.544 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép chỉ còn 12.200 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Đài Loan là nhà đầu tư lớn nhất với 22,8 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với 22,1 tỷ USD, tiếp theo là Xin-ga-po 21,7 tỷ USD, Nhật Bản 20,8 tỷ USD, Ma-lai-xi-a 18,3 tỷ USD... Cũng tính đến thời điểm trên, đầu tư nước ngoài đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3,5 nghìn dự án còn hiệu lực; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.
Để có một cái nhìn tổng quát thì chúng ta cùng nhìn lại toàn bộ quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ lúc bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1988 đến năm 2010.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 đến năm 2010
Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Tổng số vốn thực hiện (Triệu USD) 1988 37 341,7 1989 67 525,5 1990 107 735,0 1991 152 1.291,5 328,8 1992 196 2.208,5 574,9 1993 274 3.037,4 1.017,5 1994 372 4.188,4 2.040,6 1995 415 6.937,2 2.556,0 1996 372 10.164,1 2.714,0 1997 349 5.590,7 3.115,0 1998 285 5.099,9 2.367,4 1999 327 2.565,4 2.334,9 2000 391 2.838,9 2.413,5 2001 555 3.142,8 2.450,5 2002 808 2.998,8 2.591,0 2003 791 3.191,2 2.650,0 2004 811 4.547,6 2.852,5 2005 970 6.839,8 3.308,8 2006 987 12.004,0 4.100,1 2007 1.544 21.347,8 8.030,0 2008 1.557 71.726,0 11.500,0 2009 1.208 23.107,3 10.000,0 2010 969 18.600,0 11.000,0 Tổng số 13.544 213.030,0 77.946,0
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thông qua ố liệu trên có thể phân chia quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoái vào Việt Nam từ 1988 đến năm 2010 thành ba giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1988 - 1996: Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm gần 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả này phần nào là do kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, có quy mô dân số khá
lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Đặc điểm của giai đoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân thấp, một phần do đây là giai đoạn đầu, một phần do tốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn.
Giai đoạn 1997 - 2003: Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư Nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 14%, góp phần thay đổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký.
Giai đoạn 2004 - 2010: Đây là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI. Năm 2006, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi trường đầu tư. Từ đó tăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện. Năm 2008, mặt dù tính hình kinh tế thế giới khó khăn, giá dầu và lạm phát tăng cao nhưng việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn tăng rất cao và tiếp tục tạo ra một kỷ lục mới tại mức 64 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Việt Nam là đang là nơi lý tưởng để thu hút vốn đầu tư, và là môi trường đầu tư cạnh tranh.