Hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 52 - 56)

- Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

THUẾ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2 Hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

nước ngoài

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, đến hết năm 2010 cả nước có 8.750 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hoạt động, nhìn chung sau giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở sở vật chất các doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định và phát triển với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng doanh thu ngày càng tăng tuy nhiên có một thực tế hết sức bất thường đó là trong tổng số 8.750 doanh nghiệp thì có 5.670 doanh nghiệp (chiếm 64,8%) làm ăn có lãi và chỉ có 2.825 doanh nghiệp (chiếm 32,2%) phải nộp thuế TNDN với tổng số thuế đã nộp trong năm 2010 là 15.188 tỷ đồng. Hiện tượng các doanh nghiệp liên tục khai lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nghịch lý nhưng đã tồn tại từ nhiều năm, tình hình này phổ biến đến mức một nhà đầu tư nước ngoài đã gọi Việt Nam là “thiên đường thuế”. Điều này đã phản ánh sự chậm chễ của cơ quan thuế Việt Nam trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một lần nữa cũng cho thấy hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng đối với các doanh nghiệp này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các số liệu thống kê dưới đây cho thấy bức tranh toàn cảnh về tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.

Bảng 2.2 Tình hình kê khai thuế TNDN tại các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 - 2010 Năm Số doanh nghiệp đang hoạt

Doanh nghiệp khai lỗ Doanh nghiệp nộp thuế TNDN Tổng số thuế TNDN đã nộp (tỷ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4 = 3/2) (5) (6 = 5/2) (7) 2006 5.147 3.017 58,6 1.239 24,1 7.212 2007 6.245 3.525 56,4 1.579 25,3 5.829 2008 7.244 3.683 50,8 1.884 26,0 9.050 2009 8.100 3.758 46,4 2.011 24,8 8.140 2010 8.750 3.580 40,9 2.825 32,3 15.188 Trung bình 50,6 26,5 4,76

Nguồn Báo cáo thống kê Tổng cục Thuế

Từ số liệu trên cho thấy, tình bình quân giai đoạn 2006-2010 trong tổng số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động có 50,6% doanh nghiệp khê khai lỗ, 26,5% doanh nghiệp nộp thuế TNDN với số thuế bình quân là 4,7 tỷ đồng. Tỷ lệ các doanh nghiệp khai lỗ có xu hướng giảm đần từ 58,6% năm 2006 xuống còn 40,9% năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao nếu so sánh với tỷ lệ các doanh nghiệp đang hoạt động kê khai lỗ trên phạm vi cả nước năm 2010 là 26,7%. Số lượng doanh nghiệp khai lỗ giảm đi phần nào cho thấy công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI nói chung và thanh tra giá chuyển nhượng đã đi đúng hướng và bước đầu phát huy hiệu quả. Từ Bảng thống kê trên cũng cho thấy bình quân trong giai đoạn này mặc dù có 49,4% doanh nghiệp kê khai lãi nhưng chỉ có 26,5% số doanh nghiệp nộp thuế TNDN do được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế TNDN từ nhà nước. Chính những ưu đãi này vô hình chung đã tạo ra khe hở để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm trục lợi. Theo một số liệu thông kê chưa đầy đủ các doanh nghiệp sau khi hết thời gian hưởng ưu đãi có xu hướng giải thể thành lập doanh nghiệp mới hoặc vẫn tiếp tục hoạt động nhưng kết quả kinh doanh có xu

hướng giảm sút rõ rệt.

Năm 2010 trong nỗ lực nhằm tăng cường quản lý đối với hoạt động chuyển giá Tổng cục Thuế đã xây dựng Đề án “Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết” trong đó tập trung vào các nội dung: khảo sát thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và tình hính kê khai thông tin về giao dịch liên kết (Mẫu GCN- 01/QLT) ban hành kèm theo Thông tư Số 66/2010/TT-BTC. Kết quả khảo sát thực tế tại một số địa phương cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tình hình kê khai mẫu GNC-01/QLT của các doanh nghiệp FDI tại một số cục thuế năm 2010

STT Cục Thuế Số doanh

nghiệp đang hoạt động

Doanh nghiệp kê khai mẫu GNC-01/QLT Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hà Nội 1.718 216 12,6 2 TP Hồ Chí Minh 1.973 326 16,5 3 Đồng Nai 875 191 21,8 4 Vũng Tàu 235 37 15,7 5 Bình Dương 1.788 318 17,8 6 Hải Phòng 162 19 11,7 7 Vĩnh Phúc 105 17 16,2 8 Hải Dương 167 32 19,2 9 Bắc Ninh 220 39 17,7

Nguồn Báo cáo thống kê Tổng cục Thuế

Từ số liệu trên cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ và kê khai thông tin về giao dịch liên kết (Mẫu GCN- 01/QLT) trong hồ sơ khai thuế TNDN và nộp về cơ quan thuế đạt thấp (dưới 20%), thấp nhất là Hải Phòng (11,7%). Theo quy định tại Thông tư Số 66 thì đối tượng phải kê khai thông tin về giao dịch liên kết làTổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam” [Điều 1], theo quy định này thì không phải tất cả các doanh nghiệp đều phải

kê khai thông tin về giao dịch liên kết nhưng theo con số ước tính của cơ quan thuế tỉ lệ này cũng phải đạt bình quân trên 80% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động.

Thực tế trên cho thấy hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã và đang diễn ra khá phổ biến, phức tạp gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, làm thất thu Ngân sách nhà nước. Đây có thể coi là tác động hiển nhiên đầu tiên vì với việc doanh nghiệp được lợi về thuế thì phần thuế lẽ ra có thể thu được theo Luật đã không được nộp vào Ngân sách nhà nước, và thực tế ở Việt Nam thì số thất thu này không nhỏ. Giai đoạn 2006-2010 trong số 50,6% số doanh nghiệp khai lỗ, có thể có nhiều trường hợp lỗ thật và số lỗ này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ khả năng chuyển giá, bởi vì, nếu đó là lỗ thực sự thì không thể có chuyện các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã xác định giá chuyển giao khác xa giá thị trường. Kết quả giám định của Công ty giám định quốc tế Thuỵ Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách sạn Thăng Long có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh - giá trị thiết bị khai báo 496.906 USD, giá trị thẩm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ 40,4%. Trung tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 1.288.170 USD, giá trị thẩm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,2%. Công ty ô tô Hoà Bình (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD, giá trị thẩm định khai khống là 1.602.298 USD, chiếm tỷ lệ 27,5%”.

Thứ hai, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Mặc nhiên, khi một doanh nghiệp được hưởng lợi về nghĩa vụ thuế thông qua hành vi chuyển giá, doanh nghiệp này sẽ thu lợi cao hơn những doanh nghiệp khác có cùng điều kiện nhưng không thực hiện hành vi chuyển giá. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh phải tạo ra khả năng hưởng lợi chính đáng từ hoạt động kinh doanh chính đáng. Ngoài ra, với việc được lợi nhờ chuyển giá, các doanh nghiệp này có thể mua nguyên liệu đầu vào với giá cao làm cho các doanh nghiệp khác không thể mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy các doanh

nghiệp khác vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 52 - 56)