HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Phương hướng hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 87 - 89)

III. Số doanh nghiệp có sai phạm về giá chuyển nhượng

HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Phương hướng hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong

3.1 Phương hướng hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

3.1.1 Sự cần thiết phải tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng

Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các luật thuế. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi thực hiện cơ chế quản lý thuế NNT tự kê khai, tự nộp thuế thì chức năng kiểm tra, thanh tra là một trong những trọng tâm của quản lý thuế với mục tiêu chính là kiểm soát việc tuân thủ và chấp hành luật thuế của NNT. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng NNT ngày càng tăng cao và quy mô, tính chất sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp, trong khi đó nguồn lực của ngành thuế luôn có giới hạn và thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để đảm bảo mức độ tuân thủ đầy đủ của mỗi và tất cả NNT khi phát sinh nghĩa vụ thuế. Do vậy, để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất, cần thiết phải tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro, theo đó, toàn bộ NNT được đánh giá theo các tiêu thức rủi ro để phân loại thành các cấp độ tuân thủ khác nhau (nhóm rủi ro cao, vừa, thấp). Trên cơ sở đó, cơ quan thuế tập trung nguồn lực để kiểm tra, thanh tra có trọng tâm hơn, chuyên sâu hơn đối với nhóm NNT có rủi ro cao về không tuân thủ (thực hiện kiểm tra, thanh tra tại cơ quan thuế hoặc tại cơ sở của NNT) nhằm đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế để giáo dục, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật thuế và đảm bảo khách quan, tạo sự công bằng giữa các NNT. Nhờ đó, nâng cao tính tuân thủ tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT

Trải qua các giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, với xu hướng tự do hoá thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới là sự xâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia cũng như sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam cả về chất và lượng. Tuy nhiên, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc

hậu với nền sản xuất nhỏ lẻ, may mún là chủ yếu, trong khi trình độ dân trí còn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế cũng như quản trị kinh doanh nên về cơ bản, kỹ năng quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nhận thức về pháp luật của người dân còn mang tính thụ động, ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng còn kém. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi trong công tác quản lý thuế phải có những đổi mới, hiện đại hoá toàn diện trong các lĩnh vực quản lý thuế cho phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

Chiến lược Cải cách Hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt tại Quyết định Số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/5/2011. Theo đó mục tiêu của Chiến lược là “Hoàn thành công cuộc cải cách hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện cho NNT tăng tích tụ, tăng khả năng cạnh tranh, thực sự là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao”. Trong đó mục tiêu cải cách quản lý thuế là “Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ NNT; ứng dụng công nghệ thông tin, thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một nội dung cơ bản của quản lý thuế. Khi thực hiện cải cách quản lý thuế thì hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cũng phải được đổi mới để phù hợp với cơ chế quản lý thuế mới. Cùng với quá trình đổi mới hoạt động

thanh tra, kiểm tra thuế, việc đổi mới, hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng với vai trò là một loại hình thanh tra quan trọng của cơ quan thuế là một vấn đê tất yếu.

Mặt khác, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện còn xuất phát từ chính bản thân thanh tra giá chuyển nhượng. Trong những năm qua, thanh tra giá chuyển nhượng còn nhiều hạn chế, phương pháp phân tích thông tin lựa chọn trường hợp thanh tra chưa hiệu quả, chưa chọn đúng doanh nghiệp có hoạt động chuyển giá đề tiến hành thanh tra. Trong quá trình thanh tra, chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp thanh tra xác định giá chuyển nhượng nên chưa phát hiện đúng và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp do đó chưa tạo được động lực nâng cao tính tuân thủ của NNT. Để đáp ứng yêu cầu mới trong quản lý thuế phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thanh tra giá chuyển nhượng việc đổi mới và hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng là tất yếu.

3.1.2 Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 87 - 89)