Nguyên tắc hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 29 - 33)

Chuyển giá thông qua hoạt động tín dụng Đây là hình thức được nhiều công ty đa quốc gia sử dụng nhằm góp phần làm giảm thiểu nghĩa vụ thuế, kế hoạch

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng

Là một hình thức chuyên sâu của thanh tra thuế, thanh tra giá chuyển nhượng cũng tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Cụ thể như sau:

Tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật

Không được làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình thanh tra thuế chỉ được thực hiện những quyền mà pháp luật cho phép và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý.

Thực hiện nguyên tắc này, chủ thể thanh tra (cơ quan, đoàn thanh tra và các thành viên) khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình. Đối tượng thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải

trình số liệu khi được yêu cầu.

Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung kiểm tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận thanh tra chính xác. Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động thanh tra thuế đạt hiệu quả cao. Muốn đảm bảo tính chính xác, không chỉ đòi hỏi quan điểm đúng đắn mà còn cần phải có kiến thức, năng lực mới có thể đem lại kết quả chính xác.

Tính khách quan yêu cầu chủ thể thanh tra phải phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng. Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại. Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận thanh tra có tính chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động thanh tra.

Tính trung thực đòi hỏi chủ thể thanh tra phải tuân thủ các quy tắc về đạo dức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế.

Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra đến kết luận thanh tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Việc công khai hoạt động thanh tra nhằm nâng cao tính khách quan của hoạt động thanh tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tuỳ tính chất của cuộc thanh tra cụ thể, cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra.

Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho NNT kiểm tra được trình bày ý kiến, quan điểm về những nội dung thanh tra cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra.

Tính kịp thời: Hoạt động thanh tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, thanh tra kịp thời ngoài việc giúp cho NNT kịp thời nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Mặt khác tính kịp thời còn đảm bảo cuộc

thanh tra kết luận đúng thời hạn luật định, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian công bố kết luận thanh tra.

Không làm cản trở hoạt động bình thường của NNT

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là "vấn đề hết sức nhạy cảm" và trong những năm gần đây, vấn đề quyền và những bảo đảm thực hiện quyền của NTT được đặc biệt quan tâm. Việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hành thanh tra tại cơ sở kinh doanh là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NNT. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc thanh tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của NNT đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm NNT chỉ bị thanh tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NNT.

Nguyên tắc giá thị trường (The Arm’s Length Principle-APL)

Để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong thương mại cũng như công bằng về mặt nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp trên các quốc gia khác nhau, cần phải có một nguyên tắc chung để các quốc gia thống nhất áp dụng. Đó là nguyên tắc xác định giá trị của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong các tập đoàn, công ty đa quốc gia dựa trên giá thị trường. Nguyên tắc giá thị trường ALP là xương sống, cốt lõi của tất cả các vấn đề trong nghiệp vụ xác định giá hay chuyển giá trong giao dịch của các bên có quan hệ liên kết. Xuất phát từ nguyên tắc này và các phương pháp xác định giá chuyển nhượng phù hợp mà những nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà làm hoạch định chính sách kinh tế, cơ quan thuế và các bên hữu quan khác có thể đưa ra kết luận là có hay không hiện tượng chuyển giá xảy ra trong tập đoàn, công ty đa quốc gia đang được xem xét. Việc kết luận về hoạt động chuyển giá có vai trò quan trọng và tác động rất lớn đến hoạt động của họ và của cơ quan thuế cũng như các bên hữu quan khác. Hậu quả của việc kết luận có hoạt động chuyển giá xảy ra trong tập đoàn, công ty đa quốc gia thì tập đoàn, công ty đó sẽ bị chịu một hình phạt nặng nề về thuế và việc kiểm tra kéo dài làm tổn hại đến uy tín, thời gian cũng như vật chất của họ, của cơ quan thuế và của các bên hữu quan khác. Nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp

tính giá chuyển giao có vai trò rất quan trọng vì vậy mà bản thân tập đoàn, công ty đa quốc gia và cơ quan thuế cần phải nghiên cứu chi tiết và hiểu cụ thể để ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhằm tránh đưa ra các kết luận không chính xác sẽ gây ra hậu quả không lường.

Nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp định giá chuyển giao mà tổ chức OECD đưa ra được xem là những chuẩn mực quốc tế và là công cụ hữu hiệu trong việc giám sát hoạt động chuyển giá của các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Nguyên tắc giá thị trường là xem xét giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên tham gia hoàn toàn độc lập với nhau.

Khi các bên tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách là các bên độc lập thì các quan hệ mua bán, các điều kiện hợp đồng kinh tế, các thương lượng về kinh tế, tài chính, tín dụng sẽ mang tính khách quan và chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu hàng hóa. Vì vậy giá cả của hàng hóa và dịch vụ được xác định hoàn toàn theo nhu cầu thị trường và qui luật cung cầu.

Nếu các bên tham gia vào hoạt động thương mại có liên kết với nhau thì tác động của những ràng buộc về các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, tín dụng và tài chính sẽ không rõ nét và không đáng kể. Vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ trong các nghiệp vụ chuyển giao có thể không phản ánh khách quan giá trị của hàng hóa và qui luật cung cầu hàng hóa có thể sẽ không được tuân theo.

Do tính chất khách quan của giá thị trường là phản ánh đúng bản chất thị trường, quy luật thị trường, quy luật cung cầu hàng hóa dịch vụ và qui luật cạnh tranh của thị trường. Vì vậy nguyên tắc giá thị trường được các nước thành viên của OECD thống nhất dùng làm cơ sở khi tính giá cho các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ và khi làm việc với thuế. Bằng việc áp dụng nguyên tắc giá thị trường một cách rộng rãi trên nhiều quốc gia sẽ tạo nên tính công bằng về thuế cho các công ty nội địa độc lập và các tập đoàn, công ty đa quốc gia, khắc phục được việc tạo ra các lợi thế hay các bất lợi về thuế nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp hay trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Thông qua việc hạn chế các tác động xấu của việc chuyển dịch lợi nhuận trên quy mô toàn cầu sẽ tăng cường khả năng

cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần cho sự lớn mạnh của thương mại quốc tế và gia tăng đầu tư.

Tuy nhiên, trong thực tế thì các nghiệp vụ mua bán trao đổi hàng hoá diễn ra rất đa dạng và phức tạp, các nghiệp vụ mua bán này diễn ra theo mục tiêu kinh doanh của các nhà quản trị, vì vậy nó chứa đựng trong đó cả các yếu tố kinh tế và cả các yếu tố phi kinh tế. Do đó chúng ta sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm các nghiệp vụ tương đương để so sánh với nhau. khi đối diện với các giao dịch mua bán trao đổi nội bộ thì tập đoàn, công ty đa quốc gia, cơ quan thuế và cả các cơ quan hữu quan khác sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nghiệp vụ mua bán trao đổi tương tự trên các phương tiện báo chí, ruyền thông, internet… để có thể áp dụng nguyên tắc giá thị trường.

Về nguyên tắc, một cách tốt nhất để xem xét mức độ tác động của liên kết giữa các công ty đến giá cả hàng hoá chuyển giao trong nội bộ tập đoàn, công ty đa quốc gia là đem so sánh với giá cả của hàng hoá dịch vụ trong các nghiệp vụ mua bán giữa tập đoàn, công ty đa quốc gia với một công ty độc lập hay giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau trong những điều kiện tương ứng. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, trong thực tế chúng ta rất khó có thể tìm ra các giao dịch có thể áp dụng một cách trực tiếp nguyên tắc giá thị trường do vậy cần phải tiếp cận một cách gián tiếp bằng các phương pháp phân tích giá chuyển giao và phân tích một cách hợp lý lãi gộp (ròng) của nghiệp vụ chuyển giao. Thông qua phân tích sẽ xem xét liệu các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này có tuân thủ theo nguyên tắc giá thi trường hay không.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 29 - 33)