Quy trình thanh tra giá chuyển nhượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 42)

- Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

1.2.4Quy trình thanh tra giá chuyển nhượng

Quy trình thanh tra giá chuyển nhượng tại doanh nghiệp bao gồm 3 bước cơ bản là: Bước 1: Chuẩn bị thanh tra tại doanh nghiệp: các công việc thực hiện trong giai đoạn này nhằm cung cấp cho thanh tra thuế những hiểu biết về doanh nghiệp, mức độ rủi ro của doanh nghiệp trên cơ sở đó để dự kiến nhân sự đoàn thanh tra lập kế hoạch thanh tra, và thực hiện các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho việc thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp. Các công việc cụ thể gồm:

Thu thập phân tích thông tin: Bên cạnh các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như thông tin định danh, thông tin về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, về hệ kế toán, thống kiểm soát của doanh nghiệp cần phải thu thập các thông tin về bên liên kết và các giao dịch với bên liên kết đã được thực hiện trong kỳ dự kiến thanh tra. Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích để đánh giá về mức độ rủi do của doanh nghiệp làm cơ sỏ để dự kiến nhân lực đoàn thanh tra. Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, phạm vi và mức độ rủi ro của doanh nghiệp để xác định thành phần đoàn thanh tra cho phù hợp và xem xét có cần thiết phải sử dụng chuyên gia kinh tế ngành hay không.

mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của đoàn thanh tra.

Dự thảo và lưu hành quyết định thanh tra: quyết định thanh tra phải ghi rõ căn cứ pháp lý để thanh tra; đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra; thời hạn thanh tra; Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra; quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra và của đối tượng chấp hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra phải được gửi cho doanh nghiệp trước khi thực hiện than tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh tra thực tế tại doanh nghiệp: Các nội dung cần xem xét trong thanh tra là:

Quan hệ về vốn, nội dung hoạt động, chiến lược kinh doanh: Quan hệ về vốn giữa doanh nghiệp là đối tượng thanh tra và bên liên kết ở nước ngoài; lịch sử doanh nghiệp, lịch sử thay đổi cổ đông lớn; thực trang giao dịch với bện liên kết ở nước ngoài, sản phẩm chính và kim ngạch giao dịch, thị trường bán hàng và quy mô thị trường, kết quả kinh doanh và đặc điểm của từng hoạt động của doanh nghiệp.

Tài liệu để tính giá thị trường: Quá trình lựa chọn giao dịch làm đối tượng so sánh của doanh nghiệp và chi tiết của giao dịch đó; chi tiết từng giao dịch cụ thể trong trường hợp nhiều giao dịch được coi nhưng một đơn vị giao dịch; căn cứ và phương pháp tính giá thị trường của doanh nghiệp; sự khác biệt với giao dịch làm đối tượng so sánh và phương pháp điều chỉnh.

Chi tiết giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài: Hợp đồng liên quan đến giao dịch với bên liên kết; tài liệu vào thông tin liên quan đến đám phán giá và điều kiện giao dịch; tài liệu thông tin liên quan đến chiến lược kinh doanh; thông tin về tỷ suất lợi nhuận của giao dịch với bên liên kết nước ngoài ở cả hai mức độ tổng thể hoạt động và phân theo từng giai đoạn; chức năng hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp và bên liên kết ở nước ngoài; chi tiết về sản phầm, hàng hóa tồn kho; tài sản vô hình được sử dụng; các giao dịch khác có liên quan.

Thu thập thông tin doanh nghiệp làm đối tượng so sánh: Thu thập thông tin các bên cùng ngành nghề; thu thập thông tin từ các tập đoàn ngành; điều tra doanh nghiệp làm đối tượng so sánh và thu thập thông tin; yêu cầu cung cấp thông tin trên cơ sở các hiệp định thuế.

Chọn lọc vấn đề: So sánh tỷ lệ lợi nhuận liên quan đến giao dịch có thể so sánh được tiến hành bởi bên thứ ba ở nước ngoài; xem xét chức năng hoạt động và rủi ro gắn liền với doanh nghiệp thanh tra và doanh nghiệp được chọn làm đối tượng so sánh.

Xác định lại giá chuyển nhượng: Trên cơ sở các công việc thực hiện giá chuyển nhượng của doanh nghiệp sẽ được xác định lại để đảm bảo phù hợp với giá thị trường. Doanh nghiệp có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận cơ sở tính và giá chuyển nhượng mà cơ quan thuế đưa ra. Trong trường hợp không chấp thuận doanh nghiệp có một khoảng thời gian nhất định đề chứng minh và giải trình thêm về cơ sở giá của mình. Kết thúc thời hạn giải trình doanh nghiệp và đoàn thanh tra sẽ thực hiện thảo luận với nhau thêm về cơ sở và phương pháp tính của hai bên, có thể có những thỏa thuận sẽ được thực hiện giữa cơ quan thuế và người nộp thuế để đạt được mức giá cân bằng có thể chấp nhận được cho cả hai bên.

Bước 3: Xử lý kết quả sau thanh tra: Sau khi kết thúc thanh tra tại doanh nghiệp, cơ quan thuế sẽ ban hành Kết luận thanh tra, đồng thời ra Quyết định xử lý truy thu thuế, Quyết định xử phát vi phạm hành chính thuế. Kết luận thanh tra, Quyết định xử lý truy thu thế, Quyết định xử phát vi phạm hành chính thuế sẽ được gửi đến doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện. Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với các kết luận và quyết định của cơ quan thuế có thể khiếu nại trực tiếp với cơ quan thuế hoạc kiện ra tòa án hành chính thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện (Trang 42)