NHỮNG VAI TRÒ TRONG XÃ HỘ

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 36 - 38)

D. MỘT BUỔI DẠ TIỆC – NHỮNG MẪU NGƯỜI TÂM LÝ[14]

A. NHỮNG VAI TRÒ TRONG XÃ HỘ

Chúng ta vừa bàn đến ý thức cũng như những tác động và thái độ của ý thức khi đối diện với các sự vật và các biến cố bên ngoài cũng như bên trong con người. Trong vùng ánh sáng của ý thức thức tỉnh ban ngày, cái Tôi giữ vị thế chủ thể và trung tâm. Nhờ cái Tơi mà ta nhìn nhận sự vật, phê phán và phẩm định, thảo hoạch chương trình, nhất tâm quyết định. Bản thân ta chính là cái Tôi hành sự.

Nhưng đàng khác chúng ta cũng bị ràng buộc vào thực tại xã hội. Đối diện với những người khác, chúng ta có một vai trị nhất định: là một công dân, thầy giáo, khách hàng, bệnh nhân, một con người bị ràng buộc một cách nào đó vào cuộc sống với các định chế, tập tục, thói quen, quan niệm của tập thể xã hội. Điều đó cũng là thực trạng chung cho mọi người đối tác của chúng ta. Vấn đề nay được đặt ra là với thực trạng nói trên, có phải thực thụ cái Tơi của chúng ta hành sự hay chúng ta chỉ là một “nhân vật”, một “kẻ đóng một vai trị” nào đó trong xã hội? Sự kiện này dễ được nhìn ra nơi kẻ khác hơn là nơi chính bản thân. Chẳng hạn như ta sẽ có cảm giác bất ổn và khó chịu, khi một đối tác xuất hiện dưới bộ mặt một nhân viên hành chánh quá câu nệ với chức tước quyền hành hay một chủ hàng quá lời đưa đẩy quảng cáo, thay vì một con người chân tình và trung thực trong bản tính cũng như trong lời nói và thái độ của mình. Và chắc chắn một đơi khi chúng ta cũng đã bất chợt bắt gặp chính mình đang thủ những “vai trị” các “nhân vật” như thế.

Theo nguồn gốc và nguyên tự thì từ “persona” mà C.G. Jung dùng ở đây để chỉ “vai trò” và “nhân vật” con người giao tế trong xã hội, là chiếc “mặt nạ” mà các nghệ sĩ tuồng kịch thời cổ đại đã mang vào mặt để nói lên nhân vật của vai tuồng họ diễn xuất: như đây là thần mặt trời, kia là nữ thần mặt trăng, và nọ là một vị anh hùng dân tộc hay một nhà thơ nổi tiếng của thời đại. Cũng giống như trong các tuồng kịch hay trong các điệu múa dân gian Việt

Nam của chúng ta cả cho đến ngày hôm nay như múa lân, múa sư tử, các nghệ sĩ của chúng ta cũng còn thường mang những “mặt nạ”, nếu khơng cịn với ngọc hồng hay táo qn, thì cũng vẫn cịn với bà địa... Ngoài ra, nguyên tự của từ “persona” (La tinh: per-sonare) cũng chỉ đến chiếc “mặt nạ” mà các nghệ sĩ tuồng kịch thời xưa dùng để “khuếch đại” giọng nói của họ ra trong những hội trường lộ thiên ngoài nương đồi rộng lớn.

B. “NHÂN VẬT, MỘT THỎA HIỆP GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI”(GW 7, 173) (GW 7, 173)

Nhân vật là một mảnh cái Tôi hướng về ngoại giới, là một kết hợp các tác động và thái độ của con người phát xuất từ địi hỏi thích nghi hay vì lý do tiện lợi, chứ nó khơng phải là chính cá tính của một con người (GW 6, 505). Nhân vật nhất thiết hướng ra ngoài trong quan hệ với các sự vật và đối tượng. Nói cách khác, nó là một “thỏa hiệp” giữa địi hỏi của ngoại cảnh và cấu trúc thiết yếu của cá nhân.

Nhân vật tự nó khơng phải là một điều tiêu cực, như hình ảnh và từ ngữ của nó có thể gợi ra hoặc có thể dẫn tới: mặt nạ, vai trị, đóng kịch, con người của quy ước và hình thức... Trái lại, nhân vật trước tiên bao hàm một ý nghĩa tích cực; nó giữ một vai trị bảo vệ và che chở. Nó là điều mà mỗi con người đều cần đến để xuất hiện, để giao tế, để liên lạc và sống chung. Nó cũng cần thiết để kẻ khác có thể nhận diện được mình trong xã hội: đây là luật sư, thầy giáo, bác sĩ, bệnh nhân, nhân viên cơng chức... Nhưng đồng thời nó cũng sẽ trở nên vơ cùng tai hại, nếu con người chỉ cịn là cơng lệ, là quy ước, là cơng thức, là nhãn hiệu, khơng cịn diễn tả được cá tính nữa, bản sắc, bản vị, con người đích thực và trung thực. Trong trường hợp này, con người sẽ bị chết ngộp trong chức vị, danh hiệu và quy ước. Chiếc “mặt nạ” của tuồng kịch sẽ trở nên chiếc “mặt nạ” đích thực trong cuộc sống.

Diễn tả một cách chuẩn xác và ngắn gọn: nhân vật là một sự thỏa hiệp giữa những điều xã hội chờ đợi ở ta và con người với bản sắc cá tính của mình. Ta thử nhìn vào một vài trường hợp cụ thể: một nhà giáo, một luật sư, một bác sĩ, một thứ trưởng bộ trưởng hay một vị chức sắc các tôn giáo không thể đến trụ sở làm việc hay ra ngoài đường phố với một bộ đồ chằm đụp lem luốc. Nói năng và chào hỏi, họ cũng phải diễn tả một cách văn minh lịch thiệp, không thể bừa bãi xưng hô tao mày hoặc hị la qt mắng như ngồi chợ trời.

Nhưng khi từ sở làm trở về nhà, các vị nói trên lại phải biết “thay đổi áo quần”, tức “vai trò” và “nhân vật” ngồi xã hội. Họ khơng thể với vợ con dùng cùng một ngôn ngữ, bộ điệu và cách thức cư xử như ở sở làm. Ơng bố thay vì bồng ẵm con nhỏ lên người, khơng thể bắt tay như đối với một quan chức ở nhà khách chính phủ.

Để sống và cư xử tương ứng với những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống giao tế trong xã hội, con người phải nhìn ra chỗ đứng, vai trị, tư thế nhân vật khác nhau của mình với những quy ước nhất định của xã hội. Nhưng đồng thời, vai trị trong xã hội khơng thể làm mất đi bản sắc cá tính của con người, bởi một nhân vật ln bao hàm trong mình hai vế thực tại: con người và vai trị, bản sắc cá tính và quy ước xã hội. Thể hiện được cả hai thành tố đó, tức có thể trở nên một “nhân vật” đích thực và trung thực.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)