D. MỘT BUỔI DẠ TIỆC – NHỮNG MẪU NGƯỜI TÂM LÝ[14]
8. Một thi sĩ lừng danh: Sự vắng mặt của nhà thơ nổi tiếng và dễ thương –
mẫu người trực giác hướng nội – (khách mời số 7), kẻ được coi là thường xuyên cư ngụ tại các vùng trời ngồi đất liền, sự vắng mặt đó đã được mọi khách mời để ý. Tập thơ của ông vừa mới được xuất bản cách đây không lâu là một thành cơng vĩ đại. Cơng trình này cũng là nhờ một nữ đại lý khôn khéo và can đảm, phút cuối đã nhảy vào trợ giúp thi sĩ, và trong buổi cơm tối liên hoan sự khai sinh của nàng Thơ, cơ ta đã mừng lên cân ít là hai kí. Cịn thi sĩ của chúng ta thì hơm sau ngày dạ tiệc đã điện thoại đến nữ gia chủ để cáo lỗi vì sự vắng mặt của ơng ngày hơm trước; bởi cuối cùng thì nhờ vào các tài
năng phụ tá suy tư và tâm tình của mình mà nhà thơ đánh giá tuyệt đối đúng một hồn cảnh và có thể cứu vãn lại một bước sẩy chân khơng tha thứ được. Chàng thế nào rồi cũng lại được mời, bởi thật là một điều vơ cùng hấp dẫn được có dịp nói chuyện với nhà thơ, dĩ nhiên là nếu nàng Thơ còn nhớ nhắc nhở thi sĩ rằng chàng cịn có một cái hẹn đi dự một buổi dạ tiệc.
[12] Trong nguyên văn bằng tiếng Đức và tiếng Anh, C.G. Jung dùng những từ sau đây: Funkstionstypen, functions (những loại tác động của ý thức) và:
Denken, Fühlen, Empfinden, Intuition; Thinking, Feeling, Sensation, Intuition
(Bốn loại tác động đó là: suy tư, tâm tình, cảm nhận, trực giác).
[13] Trong nguyên văn bằng tiếng Đức, C.G. Jung dùng những từ sau đây:
Einstellungstypen (những loại thái độ) và: Introversion, Extraversion (hướng
nội, hướng ngoại).
[14] Câu chuyện “Buổi dạ tiệc” này được trích dịch từ quyển “Sich selber
kennen: C.G. Jung Psychologie” (“Biết mình – Theo Tâm lý của C.G. Jung”)
của tác giả Eugene Pascal, Hamburg 1995, 44-47.
[15] Nền triết lý “tiền-Socrat” vào thế kỷ 6 – 5 TCN đã lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đưa ra quan điểm lấy tư duy (logos) thay thế huyền thoại (mythos) để giải thích vũ trụ, con người và lịch sử. Có thể chăng đó là lý do thúc đẩy Đại đế Alexander (356 – 323 TCN) hành quân về miền Đông để làm lại lịch sử.
[16] Niccolo Paganini (1782 – 1840) nhạc sĩ và sáng tác nhạc lừng danh khắp châu Âu và được xem là cây vĩ cầm vĩ đại nhất của mọi thời.
Chương 4
NHỮNG VAI TRÒ XÃ HỘI NHÂN VẬT (PERSONA)