MẪU TƯỢNG LÀ GÌ, TỪ ĐÂU TỚI, CẤU TRÚC RA SAO, TÁC ĐỘNG THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 68 - 73)

D. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TÂM LÝ

B. MẪU TƯỢNG LÀ GÌ, TỪ ĐÂU TỚI, CẤU TRÚC RA SAO, TÁC ĐỘNG THẾ NÀO?

ĐỘNG THẾ NÀO?

Định nghĩa mẫu tượng khơng phải là một điều đơn giản. Chính C.G. Jung cũng đã phải mất hàng chục năm trời, mà cuối cùng cũng chỉ có thể gợi ý hơn là miêu tả hay định nghĩa. Đầu tiên C.G. Jung gọi những “hình ảnh có tính biểu tượng” phát hiện từ các tầng sâu của hệ tâm thức là “nguyên tượng” (Urbilder, urtmliche Bilder; 1912), sau gọi là “yếu tố chủ yếu của vô thức” (1917), mãi năm 1919 C.G. Jung mới dùng từ “Archetypen” (mẫu tượng), rồi gần 30 năm sau (1946) C.G. Jung mới phân biệt giữa “mẫu tượng trong hình thức” (per se) nghĩa là trong nguyên lý và cấu trúc cơ bản, và “mẫu tượng trong hiện thực” nghĩa là mẫu tượng được thể hiện trong những hình ảnh cụ thể.

Sau đây ta sẽ tuần tự tìm hiểu những tiêu đề được nêu ra ở đầu phân đoạn này.

Làm sao, tại sao, từ đâu C.G. Jung có ý tưởng về mẫu tượng?

Trong thực hành nghiệp vụ tâm lý trị liệu, C.G. Jung đã được các bệnh nhân kể cho nghe những chiêm mộng của họ, trong đó có những “hình ảnh” mà vốn tri thức và kinh nghiệm bản thân của cá nhân họ không thể nào sản xuất ra được[31].

Như trường hợp một giáo sư nọ có một thị kiến làm ơng lo sợ và tự xem là bị bệnh tâm thần trầm trọng. Nhưng C.G. Jung đã đơn giản lấy một quyển sách xuất bản cách đó 400 năm từ kệ sách của mình, và đưa cho vị giáo sư kia xem một bức ảnh in hoàn toàn giống như thị kiến mà vị giáo sư đã có trong chiêm mộng. C.G. Jung nói: “Ơng khơng cần phải lo sợ. Cách đây 400 năm người ta cũng đã có một thị kiến giống như thị kiến của ơng”. Thế rồi, vị giáo sư trút bỏ được gánh nặng lo âu, ngồi phịch xuống ghế, cuối cùng tinh thần trở lại bình thường.

Thêm một trường hợp: Một bé gái 8 tuổi làm quà Giáng sinh cho bố mình một tập vở mà cháu đã ghi lại một loạt các giấc mộng của cháu. Ơng bố và một người bạn gia đình, cũng là một bác sĩ tâm thần, khơng sao hiểu nổi ý nghĩa của các hình ảnh ghi lại từ các giấc mộng, bởi những hình ảnh đó vượt hẳn vốn tri thức và kinh nghiệm của cháu bé. Ngồi ra, những hình ảnh đó cũng khơng thể do bịa đặt hay sao chép lại, bởi gia đình cũng như chính C.G. Jung đã từng biết sự ngay thật của cháu. Hình ảnh của các giấc mộng này được C.G. Jung sắp xếp lại trong một loạt 12 tiêu đề và diễn tả những cảnh có tính huyền thoại từ rất nhiều truyền thống văn hóa và tơn giáo của nhiều dân tộc trong lịch sử nhân loại.

Sau đây chúng tơi xin nêu một vài thí dụ.

• Hình ảnh một: Một con “thú dữ”, hình một con rắn to đùng với 4 sừng, giết chết và nuốt chửng mọi con thú khác. Nhưng Thượng đế đến, dưới hình hài 4 vị thần, từ 4 góc, và làm sống lại các con thú đã bị giết chết.

• Hình ảnh hai: Một cuộc thăng thiên, trên đó các vũ mơn ngoại đạo đang biểu diễn; và một cuộc hạ ngục, dưới đó các thiên sứ làm những điều lành thiện.

ngày xưa...”, giống như lối hành văn trong các chuyện cổ tích dân gian các dân tộc.

Nội dung của các giấc mộng thật vô cùng kỳ lạ. Các tư tưởng dẫn lực đều có bản chất triết lý. Thí dụ: Giấc mộng thứ nhất nói về con “thú dữ” giết chết các con thú khác; nhưng Thượng đế đã tái lập lại sự sống cho những con thú bị giết chết này.

Trong thế giới Âu Tây, truyền thống Kitơ giáo đã biết đến tư tưởng đó. Sách

Cơng vụ Các Sứ đồ (3: 21) chép: “(Đấng Christ) mà trời phải rước về cho đến

kỳ muôn vật được đổi mới...”. Các giáo phụ Hy Lạp (như Origenes, 185-254) đã quan niệm, mọi vật trong thời cuối cùng sẽ được Đấng Giải Cứu đến tái lập lại tình trạng hồn hảo thời ngun thủy. Phúc Âm Mathieu (17: 11) đã cho biết quan niệm của truyền thống Do Thái về điều này: “(Ngôn sứ) Êli phải đến mà sửa lại mọi việc”. Thư thứ nhất Cơrinhtơ (15: 22) cũng có tham chiếu quan điểm này: “Như trong Adam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại”.

Người ta có thể nghĩ rằng, cháu bé chắc đã được nghe nói về các điều đó trong gia đình, trường học hay nhà thờ. Nhưng sự kiện này chắc chắn đã không xảy ra, bởi gia đình cũng như mơi trường sinh sống và giáo dục của cháu khơng có quan hệ gì với tơn giáo. Cha mẹ của cháu bé là người Tin Lành, nhưng chỉ có danh mà khơng có thực: gia đình khơng thực hành tơn giáo của họ.

Chín trên mười hai giấc mộng đều nói về tiêu đề phá hủy và tái lập; và tất cả chín tiêu đề đó đều khơng có liên hệ gì với ảnh hưởng của Kitơ giáo. Trái lại, chúng có tương quan rất gần với các huyền thoại sơ cổ, nhất là với huyền thoại sinh hóa trời đất.

Mà ngay tiêu đề về Đấng Christ – Đấng Giải Cứu cũng là một tiêu đề đã từng có một cách tương tự trong các truyền thống tiền-Kitô giáo: Tiêu đề “người anh hùng và vị giải cứu”, một nhân vật bị một con thú lớn (kiểu như con khủng long) nuốt chửng, nhưng sau đó lại xuất hiện một cách lạ lùng, sau khi đánh bại con thú đã nuốt mình vào bụng. Khơng ai biết được những tiêu đề chiêm mộng như thế đến từ đâu và đến từ lúc nào. Điều biết chắc là mỗi thế hệ con người đều đón nhận được những truyền thống như thế từ những “thời xửa thời xưa...”, có thể là những thời mà con người chỉ sống mà chưa suy

nghĩ trên những điều mình sống. Hình ảnh “người anh hùng, vị giải cứu” là một “mẫu tượng” đã có từ những thời cổ đại nhất của lồi người.

Từ đâu có mẫu tượng?[32]

Nhiều lần khác, có nhiều người vẫn lại đặt câu hỏi với C.G. Jung về xuất xứ của mẫu tượng. C.G. Jung nói: “Tơi nghĩ, sự hình thành của mẫu tượng luôn bắt nguồn từ những kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần của loài người. Một trong những kinh nghiệm quen biết nhất và đồng thời đầy ấn tượng nhất là sự xoay vần thường ngày của mặt trời: chúng ta có thể sẽ khơng khám phá gì được trong vơ thức, nếu chỉ nhìn đến hiện tượng vật lý của việc mặt trời xoay vần. Trái lại, chúng ta tìm thấy “huyền thoại anh hùng mặt trời” trong vơ vàn những biến hình biến dạng của nó. Chính cái huyền thoại nói trên, chứ khơng phải hiện tượng vật lý, đã tạo ra “mẫu tượng mặt trời”. Điều ấy cũng đúng trong trường hợp quá trình xoay chuyển của mặt trăng.

Mẫu tượng là như một loại “dữ kiện” luôn sẵn sàng thể hiện lại cũng cùng những ý nghĩ huyền thoại đó hoặc tương tự như thế. Và như vậy, hầu như điều đã được khắc ghi vào vơ thức, hồn tồn chính là ý nghĩ tưởng tượng chủ quan đã được khích động bởi hiện tượng vật lý. Do đó, người ta có thể nghĩ rằng, mẫu tượng là những ấn tượng của những phản ứng chủ quan được nhiều lần lặp đi lặp lại...”.

Và theo C.G. Jung, các thú vật cũng rất có thể có những mẫu tượng tương tự của chúng, C.G. Jung nói tiếp:

“Khơng gì ngăn cản chúng ta nghĩ rằng, một số mẫu tượng nào đó cũng có thể có nơi động vật, rằng những mẫu tượng đó được hình thành trên cơ sở hệ thống sinh vật; nhưng làm sao mà trở thành như thế, đó là điều khơng giải thích được.”

Mẫu tượng và năng lực tác động

C.G. Jung nói tiếp: “Mẫu tượng khơng chỉ là những ấn tượng của những kinh nghiệm đặc sắc được nhiều lần lặp lại, nhưng chúng đồng thời cũng xuất hiện cụ thể như những năng lực hoặc khuynh hướng tái lập lại cũng cùng những kinh nghiệm đó. Như khi một mẫu tượng phát hiện trong chiêm mộng, trong mơ tưởng hoặc trong cuộc sống, nó sẽ mang lại một “ảnh hưởng” hay một

“năng lực” có tính huyền dụ (numinous), hấp dẫn lơi cuốn và thúc đẩy hành động”.

Mẫu tượng xem ra nhỏ bé, và bởi vơ hình lẫn thầm kín nên lại càng bị coi thường. Nhưng năng lực tác động của nó có thể vơ cùng quan trọng. C.G. Jung thuật câu chuyện một người quý tộc Tây Ban Nha vào thế kỷ 13 tên Ramón Lull. Ơng này sau rất nhiều vất vả đã nhận được một buổi hẹn kín với một thiếu phụ mà ơng đã từ lâu đeo đuổi. Thiếu phụ trầm lặng vén áo mình lên, đưa cho ơng xem cái ngực trần của mình, cái ngực bị thối rữa vì ung thư. Cú “sốc” đã thay đổi hẳn cuộc đời của Ramón Lull. Ơng sau đó đã trở nên một nhà thần học nổi tiếng và là một nhà truyền giáo quan trọng. Điều C.G. Jung viết thêm vào câu chuyện này càng có ý nghĩa thực tiễn cho chúng ta: Trong những trường hợp thay đổi đột ngột như thế, thường lại do mẫu tượng đã tác động từ lâu trong vô thức cũng như đã khôn khéo sắp xếp các hoàn cảnh đưa đến một cú “sốc” và một cơn khủng hoảng như thế[33].

Jung còn so sánh năng lực tác động của mẫu tượng lớn lao như năng lượng ngun tử: Mẫu tượng có đặc tính giống như thế giới ngun tử, mà ngày nay ta đều biết. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu càng đi sâu vào thế giới cực nhỏ, thì năng lượng trong đó lại càng tỏ ra vơ cùng kinh hồng. Từ điểm cực nhỏ phát xuất ra hệ quả cực lớn, đó là điều khơng những thuộc thế giới vật lý, mà còn đã từng được tỏ hiện trong thế giới tâm lý. Điều vẫn thường xảy ra trong những khoảnh khắc gay cấn của cuộc đời là “cái tất cả” thường lại lệ thuộc vào “cái xem khơng ra gì cả”![34]

Một lần khác C.G. Jung nói[35]: Cách đây 6 ngàn năm, bầu trời quang đãng, vùng sa mạc trên miền Lưỡng Hà giữa sông Euphrat và sông Tigris đã là “trắc nghiệm Rorschach” đầu tiên. Trắc nghiệm Rorschach (theo tên của bác sĩ khoa tâm thần người Thụy Sĩ Hermann Rorschach, 1884 – 1922), là một loạt những “bức ảnh bằng chấm mực” (ink-stains) để trắc nghiệm hiện tượng liên tưởng và phóng ngoại ý nghĩ và cảm xúc của tâm thức con người. Người làm trắc nghiệm nhìn vào những “bức ảnh có chấm mực” với những hình hài và sắc màu khác nhau, và từ đó nói lên những ý nghĩ và cảm giác được khích động trong mình. Cách đây 6 ngàn năm, có những con người ở vùng Lưỡng Hà đã nhìn lên bầu trời và đã “đọc” từ trong đó những hình ảnh và những ý nghĩa liên hệ; những hình ảnh như sư tử, bị tót, cua cịng (chịm sao Giải),

cừu đực (chịm sao Bạch Dương), bọ cạp (chịm sao Thần Nơng)... hoặc tên những vị thần như Mars, Venus, Mercury, nữ thần mặt trăng Diana, Thần mặt trời Apollo, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune, Pluto... cả một điện thần

(pantheon) với nhiều mẫu tượng cấu trúc cuộc sống của con người chúng ta một cách tích cực từ những tầng sâu vơ thức. Ở đây dĩ nhiên khơng chủ ý nói về những tinh sao của hệ thống mặt trời, nhưng là những phẩm tính của các mẫu tượng và những cách sống của con người mà người ta đã phóng ngoại lên trên bầu trời. Những phẩm tính như nỗ lực hiếu chiến (Mars/Ares), mỹ lệ yêu thương (Venus), phong phú và chắt chiu (Diana), hoàn hảo vĩnh hằng (Jupiter/Sagittarius)... Đây không phải là những vấn đề thuộc các khoa thiên văn hay chiêm tinh, nhưng là các vấn đề thuộc Tâm lý Chuyên sâu. Trên bầu trời với tinh tú trăng sao, con người đã được khích động và liên tưởng phát xuất ra những hình ảnh có tính biểu tượng, những hình ảnh biểu tượng được phóng ngoại từ trong vơ thức của mình ra.

Mẫu tượng trong hình thức và mẫu tượng trong hiện thực

C.G. Jung phân biệt mẫu tượng trong hình thức (per se) và mẫu tượng trong hiện thực. Mẫu tượng trong hình thức là mẫu tượng với một số hình thức cơ bản và một số ý nghĩa cơ bản, tồn tại trong tâm thức, nhưng vơ hình giống như màu của tia tử ngoại (ultraviolet) của quang phổ. Cũng theo C.G. Jung, mẫu tượng trong hình thức thuộc loại “gần như tâm lý” (psychoid) chứ không phải cụ thể của loại tâm lý (psychic). Mẫu tượng trong hình thức là cơ sở và kiểu mẫu cho việc thể hiện cụ thể một ảnh hình; ảnh hình cụ thể này chính là mẫu tượng trong hiện thực. Mẫu tượng trong hiện thực là những mẫu tượng được diễn bày và thể hiện trong những hình ảnh cụ thể, như mẫu tượng cha, mẹ, bé thơ, anh hùng, mẫu tượng Đấng Giải Cứu, mẫu tượng Thượng đế... (GW 8, 417).

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)