XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ – GẶP GỠ SƠ KHỞI VỚI LINH ÂM LINH DƯƠNG

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 89 - 91)

D. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÓNG ÂM NHƯ THẾ NÀO?

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ – GẶP GỠ SƠ KHỞI VỚI LINH ÂM LINH DƯƠNG

& ANIMUS)

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ – GẶP GỠ SƠ KHỞI VỚI LINH ÂM LINHDƯƠNG DƯƠNG

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã từng hơn một lần cảm thấy rạo rực, xao xuyến, kèm thêm áy náy lo âu, cũng như được lôi cuốn đến những khát vọng xa vời, khi đứng trước một người khác giới mình ưa thích. Tại sao vậy? Cũng như tại sao trong rất nhiều người khác giới, mình lại chỉ nhìn thấy một người trong họ là kẻ mình có cảm tình nhất, đến nỗi xem họ là... “người đẹp nhất”, “người đáng yêu nhất”, là “người yêu lý tưởng”, trong khi đối với các bạn bè của mình thì người đó cũng chỉ là một con người bình thường, nếu khơng phải là con người tầm thường.

C.G. Jung giải thích sự kiện đó là một “phóng ngoại” quan điểm chủ quan của mình trên người khác giới. Dĩ nhiên sự lơi cuốn của người khác giới thường được bắt đầu với những đặc tính của hình dáng bên ngồi, nhưng nó cũng đã tiềm ẩn những đặc tính về thẩm mỹ, đức hạnh và tinh thần. Đó là bốn cấp bậc tiếp cận với người khác giới, mà chúng ta sẽ cịn có dịp bàn đến trong những phân đoạn sau.

Ngơn ngữ bình dân ta khơng những đã từng nói đến những “tiếng sét tình u” giữa hai người khác giới, mà còn cho biết: “trong mỗi người đàn bà đều có một người đàn ơng”, và ngược lại “trong mỗi người đàn ơng đều có một người đàn bà”. Điều này có nghĩa gì? C.G. Jung cũng có một quan điểm tương tự: Mỗi người đàn ơng đều có một anima (ngun tự La tinh: linh hồn; chúng tơi dịch là linh âm) trong mình, và mỗi người đàn bà đều có trong

mình một animus (ngun tự La tinh: tinh thần; chúng tôi dịch là linh dương). Quan điểm này, ngày nay với những nghiên cứu và kinh nghiệm từ trong các phong trào phụ nữ, đã được bổ túc thêm: trong người đàn bà cũng có anima và trong người đàn ơng cũng có animus. Ta sẽ cịn có dịp nói về những điểm khác biệt và bổ túc này, nhưng trên cơ bản thì học thuyết của C.G. Jung vẫn tiếp tục là một học thuyết có cơ sở khoa học nghiêm túc và mang đầy ý nghĩa

cho con người thời đại.

Một điều đáng ghi lại trong phân đoạn nhập đề này là, học thuyết về linh âm và linh dương của C.G. Jung đã được bắt đầu bằng một kinh nghiệm bản thân. Trong quyển “Tự Thuật”[43], C.G. Jung đã kể lại việc ông khám phá anima của ông như thế nào.

Vào những năm làm việc rất căng thẳng và sau khi chấm dứt tương quan bạn hữu và cộng tác với Freud (1913), C.G. Jung trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng trong sáng tạo (1915). Thời điểm này cũng là thời điểm “khủng hoảng tuổi đứng bóng” (C.G. Jung 40 tuổi) trong cuộc sống của mỗi người. C.G. Jung tự đặt câu hỏi, việc mình làm thực chất là gì và có ý nghĩa gì. “Đó là cơng trình khoa học” hay là “việc làm văn nghệ”? Vào thời gian này, C.G. Jung đã thường ghi lại và giải thích các giấc mộng của mình, cũng như đã thường sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như hội họa, tạo hình và chủ động mơ tưởng. Trong một khoảnh khắc nào đó, C.G. Jung bỗng nghe “tiếng nói” giọng đàn bà: “Đó là cơng việc nghệ thuật”. Bất ngờ, thế rồi C.G. Jung đối đáp với giọng nói trên. Tiếng nói đó cho biết như là một tiếng nói từ nội tâm, và đã nói lên một số ý nghĩ và đánh giá từ vô thức. Trong cái Tôi và cái nhân vật (persona) của mình, C.G. Jung tự xem là một nhà khoa học, không phải một nghệ sĩ. Nhưng giọng nói đầy nữ tính kia lại đưa ra một quan điểm khác; và qua đối đáp trao đổi, đã đồng tình ủng hộ hay phê bình phản kháng, cũng như đã ảnh hưởng sâu đậm trên tri thức tâm lý của C.G. Jung. Giọng nói đó dần dà đã mang một hình dạng cụ thể hơn, và C.G. Jung nói: “Tơi cảm thấy dè dặt kính cẩn trước hình dạng đó, giống như trước một hiện diện vơ hình”[44]. Sau này, C.G. Jung đặt tên cho hình dạng đó trong hệ tâm thức nam nhân là anima, cịn trong tâm thức nữ giới là animus.

Vì đâu và từ đâu ta có thể “phóng ngoại” quan điểm chủ quan của mình trên người khác giới, để rồi xem họ là “người yêu độc nhất”, là “người yêu lý tưởng”? Vì đâu và từ đâu có “tiếng nói giọng đàn bà” đã đến trao đổi đối đáp với C.G. Jung, đã đánh giá và phê bình cơng việc của C.G. Jung, cũng như đã để lại dấu ấn trên cơng trình sự nghiệp của C.G. Jung? Hình ảnh cội nguồn của sự “phóng ngoại” nói trên, cũng như của “tiếng nói giọng đàn bà” trong tâm thức của C.G. Jung, đó là hình ảnh linh âm linh dương từ trong các tầng sâu của vô thức con người.

Ta sẽ tìm hiểu thêm về bản chất và vai trò của anima và animus trong những phân đoạn sau đây.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)