GIẢI MỞ VÀ PHÁT HUY MẶC CẢM

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

Đứng trước mặc cảm, con người có thể có bốn thái độ sau đây: vơ ý thức, đồng nhất với mặc cảm, phóng chiếu mặc cảm lên kẻ khác, giáp mặt với mặc cảm. Chỉ có thái độ sau cùng này mới là thái độ có khả năng giải mở và phát huy mặc cảm.

Giáp mặt với mặc cảm trước hết là ý thức ta có mặc cảm và biết được mặc cảm đó từ đâu tới và mang những nội dung gì. Bước đi thứ nhất này đôi khi cũng đưa lại phần nào giải quyết; giống như sợi dây thừng, trong bóng đêm người ta mới nhìn lầm thành con rắn; nhưng trong ánh sáng ban ngày, người ta sẽ thấy rõ, sẽ phân biệt và sẽ khơng cịn sợ hãi một sợi dây bất động. Nhưng bình thường chỉ ý thức mà thơi vẫn chưa đủ để có thể làm chủ được mặc cảm, nghĩa là để giải mở và phát huy mặc cảm. Bởi – như đã được định nghĩa – mặc cảm là “kết tụ những ý nghĩ mang nặng cảm xúc”, và nếu đó là những cảm xúc đau thương tủi nhục, thì sự ý thức mà thơi vẫn sẽ cịn bất lực để giải mở mặc cảm. Những “năng lượng tâm thức” bị dồn nén và đầy chất nổ của mặc cảm cần phải được giải tỏa, dâng cao, “thăng hoa” (Freud: sublimation), “chuyển hóa” (C.G. Jung: transformation).

Bước đi này là một tâm trạng thông cảm, thịnh tình, âu yếm (empathy) đối với những vết thương của tâm thức, những xúc phạm, bất công, nhục mạ mà tâm thức phải gánh chịu. Cần có cảm tình và cần nói chuyện với mặc cảm, với vết thương tâm thức như với một người thân. Vả lại mặc cảm một cách nào đó cũng thật là những nhân vật mang những tính tình riêng biệt của

chúng. Cuộc đối thoại này rất cần thiết, khơng thể khơng thực hiện. Và khơng ai khác có thể làm thay thế cho chính mình. Điều này địi hỏi chút ít óc châm biếm và trí sáng tạo, và rồi ta sẽ rất bất ngờ về kết quả tích cực của nó.

Bước đi tiếp theo – bước quan trọng và quyết liệt trong tiến trình trưởng thành con người – đó là bước “thăng hoa” hay “chuyển hóa”[24] các vết thương, các mặc cảm của bản thân.

Những vết thương, những mặc cảm đau thương tủi nhục, nếu bao lâu chúng khơng được giải mở thì bấy lâu chúng vẫn nằm chơn vùi dưới những tầng sâu của vô thức, nhưng chúng vẫn không ngừng hoạt động, giống như những đợt sóng ngầm hay những núi lửa đang âm ỉ trong lòng đất, chờ lúc thuận tiện sẽ trào dâng lên, nổ tung ra, lôi cuốn tất cả theo mình.

thương của mặc cảm, đưa chúng lên vùng ý thức, tiếp nhận chúng trong thân tình âu yếm, đặt chúng vào những tầng tâm thức cao, dày, sâu, rộng mà ta gọi là “siêu cá nhân” (trans-personal). Khoa Tâm lý Chuyên sâu sử dụng những phương pháp và những kỹ thuật tâm lý như phân tâm, giải mã chiêm mộng, chủ động tưởng tượng (active imagination), thực hiện các nghệ thuật tạo hình. Các truyền thống văn hóa và tơn giáo của nhân loại đều có những phương thức sinh hoạt tâm lý và tâm linh – tuy trực tiếp với chủ đích tập trung vào tư tưởng, nghệ thuật và tinh thần – nhưng đã đem lại những kết quả lớn lao về mặt dưỡng sinh và trị liệu tâm lý. Những phương thức sinh hoạt tâm lý và tâm linh đó đã góp phần vào việc “thăng hoa” và “chuyển hóa” những mặc cảm, đồng thời đón nhận những “năng lượng tâm thức và tâm linh” hàm chứa trong các mặc cảm – nhất là các mặc cảm phát xuất từ vô thức tập thể với những mẫu tượng đầy năng lượng sáng tạo của chủng loại con người – để phát triển đến thành toàn tâm thức và Tự ngã của con người.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)